Câu1: Tìm biện pháp nói quá trong câu sau Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Câu2: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác Câu 3: Trong các câu sau các vế câu được nối bằng cách nào? a. Vì trời mưa to nên tôi không đi đá bóng được. b.Nó vừa đi, nó vừa khóc. c.Gió thổi và mây bay. d.Lớp 6.2 học Toán, lớp 6.3 học Văn. Câu4: Xác định thành phần trong câu sau. a.Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. b.Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.

2 câu trả lời

Câu 1 :

- Biện pháp tu từ nói quá : hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .

Câu 2 :

Phân biệt :

`-` Giống nhau : Cùng sử dụng sự phóng đại quá độ về quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng .

`-` Khác nhau :

`+` Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng miêu tả .

`+` Nói khoác là nói quá sự thật về khả năng có thật của mình để khoe khoang hoặc tự đề cao mình . 

Câu 3 :

`a,` Được nối bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả : Vì .... nên 

`b,` Được nối bằng dấu `,`

`c,` Được nối bằng quan hệ từ liệt kê : và

`d,` Được nối bằng dấu `,`

Câu 4 :

`a,` Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được .

         CN                           VN                CN            VN

`b,` Bởi tôi / ăn uống điều độ nên tôi / chóng lớn lắm .

              CN              VN                 CN              VN

câu 1,

BPTT nói quá : hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi

`=>` tác dụng : nhấn mạnh sự tức giận của bé Hồng và mong muốn được nghiền nát những thứ đầy đọa mẹ để mẹ không chịu khổ

câu 2,

- biện pháp nói quá là phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật , hiện tượng được miêu tả nhằm tăng sức biểu cảm

- biện pháp nói khoác là nói những điều không đúng sự thật nhằm để khoe khoang 

câu 3,

a, Vì trời mưa to nên tôi không đi đá bóng được.

⇒ được nối bằng cặp quan hệ : "Vì ... nên ..."

⇒ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả

b, Nó vừa đi, nó vừa khóc.

⇒ được nối bằng dấu phẩy (,)

c, Gió thổi và mây bay.

⇒ được nối bằng quan hệ từ "và"

⇒ biểu thị quan hệ ngang bằng

d, Lớp 6.2 học Toán, lớp 6.3 học Văn.

⇒ được nối bằng dấu phẩy (,)

câu 4,

a, Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.

       CN                           VN                CN             VN

⇒ được nối bằng dấu phẩy (,)

b, Bởi tôi / ăn uống điều độ nên tôi / chóng lớn lắm.

          CN              VN                 CN             VN

⇒ được nối bằng cặp quan hệ "bởi ... nên ..."