Câu1: đặt 2 câu ghép bất kì và cho biết mối quan hệ ý nghĩa của 2 câu đó. Câu2: a- thế nào là phép tu từ nói quá. b- chỉ ra các phép tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng. Đoạn văn 1: Bác dượng đã thôi rồi, nước mây man mát giận người lòng ta. Đoạn văn 2: bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thông cảm.

2 câu trả lời

a)--Quan hệ tăng tiến :Mưa càng to thì nước càng lớn 

--Quan hệ đồng thời :Chị ko nói gì nữa mà chị lại khóc

b)--Biện pháp tu từ nói quá là :là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….
--đoạn văn 1 :phép tu từ  nói giảm nói tránh là :Bác Dượng đã thôi rồi 

Tác dụng :tránh nỗi buồn ,ghê sợ khi nói đến cái chết 

--đoạn văn 2 :phép tu từ  nói quá là : có sức người sỏi đá cũng thành cơm

tác dụng : nhấn mạnh ,nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. 

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

1. Nếu tôi chăm học thì tôi đã không bị điểm kém

-> quan hệ nguyên nhân -kết quả

  Nam càng học giỏi bố mẹ càng vui

-> quan hệ tăng tiến

2. a. nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

b. 

- Đ 1: + Nói giảm nói tránh: thôi -> giảm đi sự mất mát, đau đớn

- Đ 2: + Nói quá: sỏi đá cũng thành cơm  -> nhấn mạnh sức lực, tài năng của con người.