Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu hai trong phân dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) thuộc những kiểu câu nào và thực hiện những hành động nói gì? So sánh sự khác nhau trong việc sử dụng hai kiểu câu đó.

2 câu trả lời

- Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ để hỏi: biết làm thế nào?

 + Hành động nói để hỏi

- Câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Hành động nói để kể 

- Câu thơ "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"

+ Là câu nghi vấn, vì có dấu "?" ở cuối câu và có từ để hỏi "thế nào".

+ Thực hiện hành động nói: Hỏi và bộc lộ cảm xúc.

- Câu thơ "Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ"

+ Là câu trần thuật, vì có dấu "." ở cuối câu.

+ Thực hiện hành động nói: Kể, tả và bộc lộ cảm xúc.

- So sánh: Trong câu nghi vấn thể hiện rõ hơn sự bối rối, hồi hộp của nhà thơ; còn trong câu trần thuật chỉ thể hiện được sự xúc động của nhà thơ trước cảnh trăng đẹp, mất đi sự bối rối, hồi hộp.

Chúc e học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước