Câu hỏi số 1 “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó…”. Lời khen ngợi trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong lần thứ mấy, vào năm nào khi Người về thăm Thanh Hóa ?

2 câu trả lời

- Thanh Hóa đã thể hiện vai trò quan trọng của một tỉnh vừa là vùng tự do, vừa là hậu phương và có lúc trở thành tiền tuyến.

- Chi đội mang tên Đinh Công Tráng gồm 1.500 chiến sĩ được thành lập, đây là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh và là đơn vị nòng cốt để xây dựng các tổ chức vũ trang ở các huyện, thị trong tỉnh.

- Từ tháng 4 đến tháng 8-1947, giặc Pháp đẩy mạnh các hoạt động quân sự, phá rối vùng ven biển và chiếm đóng một số điểm xung yếu khu vực miền Tây Thanh Hóa. Tàu chiến của địch thả các toán biệt kích vào Diêm Phố (Hậu Lộc), Lạch Trường (Hoằng Hóa), Ba Làng (Tĩnh Gia), đốt phá và cướp bóc tài sản của nhân dân. Máy bay địch ném bom ở Vạn Hà (Thiệu Hóa), đập Bái Thượng (Thọ Xuân). Ở miền núi, giặc Pháp từ miền Thượng Lào cho nhiều toán quân theo sông Mã, sông Luồng, sông Lò tiến sâu vào huyện Quan Hóa.

- Ở phía Tây Nam, địch kéo quân từ Sầm Nưa (tỉnh Hủa Phăn – Lào) tràn vào chiếm đóng xã Yên Khương (Lang Chánh) và xã Bát Mọt (Thường Xuân), lập nên hành lang Đông Tây với âm mưu chia cắt miền Tây với nội địa Thanh Hóa, tổ chức các phái đảng phản động, mưu đồ lập xứ Mường tự trị. Chống trả lại quân địch, các đại đội độc lập của Trung đoàn 77 và 2 đại đội Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao phối hợp với dân quân các huyện miền núi tổ chức chiến đấu tiêu diệt quân địch, đập tan hành lang Đông Tây, xóa sổ các tổ chức phản động tay sai của giặc Pháp. Cùng với thắng lợi của quân dân miền Tây, quân dân các huyện ven biển đã đập tan các cuộc càn quét của địch, buộc chúng phải lên tàu rút chạy.

- Cuối năm 1948, thực dân Pháp tăng cường thêm lực lượng chiếm đóng miền Tây Thanh Hóa, lập nên phòng tuyến sông Mã, tiếp tục bao vây, tấn công nội địa và xây dựng các tổ chức phản động như “Liên bang Bắc Thái Trung Việt”, “Quân đội Thái tự do”...

- Đầu năm 1951, thực hiện chỉ thị của Liên khu IV, Thanh Hóa đã vận chuyển 5.000 tấn gạo phục vụ chiến dịch Trung Du và 3.000 tấn gạo để dân công có lương thực ăn khi làm nhiệm vụ. - Cuối năm 1951, phục vụ chiến dịch Hòa Bình, Thanh Hóa đã huy động gần 30 vạn dân công ngắn hạn và dài hạn vận chuyển vũ khí và tải thương...

- Trong những năm 1952-1954, nhận thấy Thanh Hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp sức người, sức của cho các chiến trường, thực dân Pháp tập trung mọi lực lượng đánh phá Thanh Hóa từ nhiều hướng nhằm ngăn chặn các con đường tiếp viện

  Lần thứ hai, năm 1957

Lời khen ngợi trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong lần thứ mấy, vào năm nào khi Người về thăm Thanh Hóa ?

  ⇒ Lần thứ hai, vào năm 1957

   $#lethuanhat$

   $#Every morning we have to run$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
18 giờ trước