Câu 9: Địa máng là gì? Hoạt động của địa máng như thế nào?

2 câu trả lời

Câu 1 : Địa máng là gì? Hoạt động của địa máng như thế nào?

TL :

Cũng giống như nền, địa máng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất. Đó là những bộ phận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập. Trải qua một thời gian rất dài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng (chiều dày có thể tới 10 – 15 km). Tiếp sau thời kì lắng đọng trầm tích là thời kì hoạt động của địa máng. Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên trong các vận động tạo núi. Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trước kia, nay có các dãy núi nổi lên. Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nâng lên mạnh hay yếu. Như vậy có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núi uốn nếp, còn vật liệu trầm tích trong địa máng là nguyên liệu hình thành các loại đá cấu tạo nên các dãy núi.

  Trong quá trình phát triển lâu dài của một lãnh thổ (qua các thời đại địa chất), sự kế tiếp của các giai đoạn: lúc là địa máng, lúc trở thành nền, rồi lại địa máng…thường xảy ra. Đó là các giai đoạn có chế độ: biển, rồi lục địa, rồi lại biển,…những thời kì biển xuất hiện thường được gọi là thời kì biển tiến, còn các thời kì lục địa xuất hiện là thời kì biển thoái. Ở nước ta, các địa máng cũng đã được hình thành và tồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra.

-Địa máng là miền sụt lún hoạt động mạnh ở thời kì đầu của vỏ Trái Đất, để chỉ những vùng đất võng xuống và kéo dài như cái máng (hàng chục, hàng trăm kilômét; có thể đến hàng chục nghìn kilômét), rộng độ vài chục đến 150 km. Trong đó có sự tích tụ trầm tích tạo thành bồn trầm tích và các đá trầm tích trong bồn này bị nén ép và biến dạng hoặc nâng lên thành dãy núi, đôi khi có sự tham gia của núi lửa và đá xâm nhập
                                                                                                                                                                 

-Hoạt động của địa máng:
 +Giai đoạn đầu: Ở vùng miền có địa máng có quá trình sụt lún khoảng rộng kéo theo sự hạ thấp các vùng kề bên dẫn tới biển tiến vào vùng đất nền.
 +Giai đoạn 2: Vùng miền có địa máng vẫn tiếp tục sụt lún với cường độ khá lớn
 +Giai đoạn 3: Chủ yếu là quá trình nâng cao các dãy núi
 +Giai đoạn cuối: Quá trình nâng cao vẫn tiếp tục dẫn tới toàn khu vực thành vùng nổi cao uốn nếp
                                                                                                                                                              

Đây hoàn toàn là kiến thức trong các tài liệu sách sưu tầm được!

Tuyệt đối không copy trên mạng!

Vote 5 sao và cám ơn nha!

Chọn câu trả lời hay nhất nhé!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm