Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nóng B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nhiều D. Nước trong cốc càng lạnh Câu 9: Trong quá trình sôi của chất lỏng điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ của chất lỏng? A. Nhiệt độ luôn luôn tăng B. Nhiệt độ luôn luôn giảm C. Nhiệt độ luôn luôn không thay đổi D. Nhiệt độ tăng hoặc giảm Câu 10. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 11. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Câu 12. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. Khối lượng riêng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. Câu 13:Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn đèn dầu C. Đúc một cái chuông đồng D. Đốt một ngọn nến Câu 14: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi. D. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Câu 15: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương mù B. Hơi nước C. Sương đọng trên lá D. Mây Câu 16: Khi làm muối, người ta đã dựa vào hiện tượng nào? A. Bay hơi B. Ngưng tụ C. Đông đặc D. Cả 3 hiện tượng trên. Câu 17: Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Giải thích? A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại. B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài. C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 18: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình: A. Nóng chảy và bay hơi. B. Bay hơi và ngưng tụ. C. Nóng chảy và ngưng tụ. D. Bay hơi và đông đặc.

2 câu trả lời

Đáp án:

1.A

2.C

3.B

4.A

5.C

6.B

7.A

8.B

9.A

10.C

11.B

 

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án:

 $8A$     $9C$      $10B$     $11C$     $12A$      $13B$     $14A$    $15B$    $16A$    $17C$     $18B$

Giải thích các bước giải:

Câu 8 : Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi : Nước trong cốc càng nóng do tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng, nhiệt độ, gió mà do đựng cùng một cốc ở cùng 1 điều kiện môi trường thì cốc chứa nước nóng hơn sẽ bay hơi nhanh hơn

⇒ Chọn ý $A$

Câu 9 : Trong quá trình sôi của chất lỏng : Nhiệt độ luôn luôn không thay đổi

⇒ Chọn ý $C$

Câu 10 : Khi lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Để mở nút ta : hơ nóng cổ lọ vì các chất nở ra khi nóng lên nên lúc đó cổ lọ sẽ nóng lên và nở ra khi đó ta có ta dễ dàng mở nút ra được

⇒ Chọn ý $B$

Câu 11 : Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì thể tích chúng tăng lên mà khối lượng chúng tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng `D=m/V` giảm.

⇒ Chọn ý $C$

Câu 12 : Khi chất khí trong bình nóng lên thì khối lượng riêng của nó thay đổi do các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi nên thể tích chất khí tăng lên còn khối lượng giữ nguyên nên khối lượng riêng `D=m/V` giảm.

⇒ Chọn ý $A$

Câu 13 : Trong các hiện tượng ở dưới hiện tượng không liên quan đến sự nóng chảy : Đốt một ngọn đèn dầu

Vì các trường hợp : Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước, đúc một cái chuông đồng, đốt một ngọn nến đều có sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng ( sự nóng chảy ) còn khi đốt đèn dầu không có sự chuyển thể

⇒ Chọn ý $B$

Câu 14 : Kết luận sai trong các kết luận dưới là : Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau

Vì các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau

⇒ Chọn ý $A$

Câu 15 : Hiện tượng không phải là sự ngưng tụ : Hơi nước

Vì hơi nước là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi hay là sự bay hơi

⇒ Chọn ý $B$

Câu 16 : Khi làm muối, người ta đã dựa vào hiện tượng : Bay hơi 

Vì trong nước biển có muối và nước nên để lấy được muối người ta đã làm cho nước trong nước muối bay hơi bằng cách cho nước muối vào các ruộng muối rồi dựa vào các điều kiện tự nhiên nắng ( nhiệt độ cao ), gió khiến nước bay hơi lên

⇒ Chọn ý $A$

Câu 17: Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào : Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.

Do nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cốc nước đá

⇒ Chọn ý $C$

Câu 18 : Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình : Bay hơi và ngưng tụ. 

⇒ Chọn ý $B$