Câu 8. Hãy phân biệt vật thể và chất trong câu sau: quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao? A. Vật thể: quặng; chất: canxi photphat B. Vật thể: canxi photphat; chất: quặng C. Vật thể: canxi; chất: quặng D. Vật thể: quặng apatit; chất: photphat Câu 9. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?A. Đường mía, muối ăn, con dao B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm C. Nhôm, muối ăn, đường mía D. Con dao, đôi đũa, muối ăn Câu 10. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất? A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 11. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Sản xuất phẩn mềm tin học. B. Sản xuất nhiệt điện. C. Du lịch. D. Giao thông vận tải. Câu 12. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng. D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 13. Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ? A. Phun nước B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên. Câu 14. Nếu úp từ từ ống thủy tinh (như hình dưới) vào ngọn nến đang cháy, được đặt trong chậu nước màu (có xút) thì hiện tượng quan sát được là gì? A. Ngọn nến tắt ngay lập tức. B. Ngọn nến cháy được một lúc rồi tắt. Khi nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thấp hơn khi vừa úp vào. C. Ngọn nến cháy được một lúc rồi tắt. Khi nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh không có gì thay đổi so với khi vừa úp vào. D. Ngọn nến cháy được một lúc rồi tắt. Khi nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh cao hơn so với lúc vừa úp vào. Câu 15. Khi nào chúng ta cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp? A. Khi leo trèo trên núi B. Khi lặn xuống dưới biển C. Khi hoạt động thể dục thể thao D. Khi lao động vệ sinh trong lớp học Câu 16. Không khí bị ô nhiễm có biểu hiện nào sau đây? A. Có mùi khó chịu; giảm tầm nhìn; da, mắt kích ứng; nhiễm các bệnh về đường hô hấp. B. Không có mùi có chịu; giảm tầm nhìn; da, mắt kích ứng; nhiễm các bệnh về đường hô hấp. C. Có mùi khó chịu; giảm tầm nhìn; da, mắt kích ứng; không nhiễm các bệnh về đường hô hấp. D. Không có mùi có chịu; giảm tầm nhìn; da, mắt không bị kích ứng; nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Câu 17. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học A. Hòa tan đường vào nước B. Cô cạn nước đường thành đường C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng Câu 18. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của cồn (ethanol)? A. Là chất lỏng, không màu. B. Có thể hoà tan được một số chất khác. C. Tan nhiều trong nước. D. Cháy được trong oxygen sinh ra khí carbon dioxide và nước. Câu 19. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hoá học của chất? A. Rượu để lâu trong không khí bị chua. B. Sắt để lâu trong môi trường không khí bị gỉ. C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất. D. Đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét. Câu 20. Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được C. Chất dễ hóa hơi B. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 21. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp C. Hòa tan B. Quang hợp D. Nóng chảy Câu 22. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng ? A. Oxygen không tan trong nước C. Oxygen không mùi và không vị B. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu
1 câu trả lời
𝐺𝑢̛̉𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑎̣ 💖
#𝐶𝑎𝑡𝑡𝑢𝑜𝑛𝑔
8:=> B
- Vật thể tự nhiên : quả chanh, quặng;
- Vật thể nhân tạo : cốc, que diêm, bóng đèn điện.
- Chất : nước, axit xitric, thuỷ tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfam
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm