Câu 8: Bác Hồ đã từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó" Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Bác? Em cần rèn luyện như thế nào để trở thành người vừa có đức vừa có tài? Câu 9: Hãy nêu những chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu của chế độ xã hội chủ nghĩa. Em sẽ làm gì để thực hiện được các chuẩn mực đạo đức đó? Câu 10: Em hãy kể về những tấm gương đã giúp đỡ người khác trong cuộc sống thể hiện truyền thống "Lá lành đùm lá rách" mà em từng chứng kiến? Câu 11: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra những biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót đó? Câu 12: Em hãy nêu những phẩm chất tiêu biểu của người giáo viên, người lính, bác sĩ? Em sẽ học được ở họ những gì? Vì sao?

2 câu trả lời

Câu 8: Khí đưa ra câu nói đó, Bác muốn chúng ta hiểu đc tầm quan trọng của cả đức lẫn tài. Bởi vì chỉ có những con người có đủ cả hai yếu tố trên mới là người đất nước đang cần và đem lại lợi ích cho đất nước. Như vậy, song song với việc cháu dồi kiến thức, tiếp thu những điều mới lạ thì tá cũng phải cần tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân để trở thành người thực sự có ích cho xã hội.Nhiệm vụ để rèn luyện tài đức cho con người không chỉ có ở bản  thân người đó mà cần phải có sự chung tay góp sức của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Tất cả mọi người phải hiểu được tầm quan trọng của tài và đức,có ý thức rèn luyện bản thân thì xã hội đó sẽ nhanh chóng phát triển. Xã hội sẽ có sự công bằng văn minh, con người không phải chịu bất công, đó là xã hội mà nhiều người mơ ước.

#Mình chỉ lm đc nnay thuii ạ

câu 8 :

Nội dung ý nghĩa câu nói

a) Có tài mà không có đức là người vô dụng

- Có tài mà không đem tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thi khả năng đó chẳng ích lợi gì.

- Nếu có tài mà hành động trái đạo đức thì chẳng những vô ích mà còn có hại, bởi tài cao mà không có đạo đức thì càng nguy hại cho xã hội.

- Dẫn chứng: một học sinh giỏi nhưng vô kỉ luật, đạo đức kém, một quản lí có tài nhưng tham ô, một nhà bác học đem khoa học phục vụ mục đích xấu xa.

b) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

- Chính tài năng giúp ta hoàn thành công việc. Nếu chỉ có đạo đức, dù mục đích tốt và tận lực làm, cũng khó làm nên.

- Hữu đức nhưng vô tài thì việc không những không thành mà còn gây tai hại… Đó là một hình thức của bệnh duy ý chí.

- Dẫn chứng: một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học hành yếu kém, một quản lí có nhiệt tình nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn yếu kém thì sẽ sai lầm dẫn đến thất bại.

Mối quan hệ giữa tài và đức

- Có đạo đức, có tài năng mới trở thành con người toàn diện.

- Đức thể hiện qua thái độ hành động đúng, mục đích hành động tốt. Tài thể hiện qua thành quả công việc cao.

câu 9 :

- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.

- Em sẽ làm :

+ Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm, hành động của học sinh, sinh viên. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

câu 10 :

- Bạn Lan đã giúp Ngọc kém môn Văn trở nên tiến bộ hơn 
- Hà đã 4 năm đèo Hoa đến trường trên con đường ổ gà và nguy hiểm
- Linh đã băng bó vết thương và sơ cứu kịp thời cho một em gái nhỏ bị rắn cắn

câu 11 :

- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:

     + Còn che dấu khuyết điểm của bạn.

     + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng...

     + Còn trốn học.

- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:

     + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người...

     + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;

     + Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.

- Biện pháp khắc phục:

     + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài...

     + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm;

     + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.

câu 12 :

- Trong cuộc đấu tranh lâu dài và anh dũng của dân tộc, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã một lòng, một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta được toàn dân yêu mến, đùm bọc, chở che, nhân dân khâm phục và khen tặng người chiến sĩ danh hiệu cao quý: “Bộ đội Cụ Hồ”. Danh hiệu đó vừa hết sức bình dị, vừa gần gũi thân thương. Và chỉ có quân đội cách mạng, hết lòng vì dân mới được nhân dân tin yêu, trìu mến đến vậy! Hiếm có đất nước nào, dân tộc nào mà hình ảnh người lính lại được toàn dân coi đó là hình mẫu của con người trong cả một thời đại. Một hình ảnh tạo được lòng tin yêu, sự quý trọng, có sức động viên mọi thế hệ con cháu kế tiếp noi theo gương sáng của người lính như “Bộ đội Cụ Hồ” của dân tộc Việt Nam.

- bạn học được gì và vì sao thì tự trả lời nha :3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm