Câu 78: Trong lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến ( 19/12/10946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học được đề cập trong lời kêu gọi trên? A. Mong muốn hòa bình và quyết đấu tranh để giành hòa bình B. Mong muốn hòa bình và không chịu làm nô lệ. C. Hy sinh tất cả với không chịu mất nước. D. Chúng ta nhân nhượng thực dân pháp lấn tới. Câu 79: Trong xã hội công xã nguyên thủy, con người phải đấu tranh với tự nhiên, trình độ lao động rất sơ khai. Để tồn tại, loài người phát minh ra nhiều công cụ: rìu đá, lao, chăn nuôi..tức là giải quyết mâu thuẫn giữa sống hoặc chết đói. Nhờ công cụ cải tiến, của cải làm ra nhiều hơn mức tiêu thụ, dẫn đến của cải còn thừa tập trung vào một số người, hình thành mâu thuẫn mới giữa người có của và không có của. Loài người bước sang xã hội phân biệt giai cấp (Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản). Khi giai cấp bị áp bức tiêu diệt giai cấp áp bức (những người không có của tiêu diệt những người có của) loài người sẽ bước sang xã hội mới, xã hội Xã hội Chủ nghĩa. Hãy chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội có giai cấp được đề cập trong đoạn trích trên? A. Sống và chết. B. Người có của và không có của C. Giai cấp bóc lột và bị bóc lột. D. Xã hội mới và xã hội cũ.
2 câu trả lời
#Clickbim
Câu 78: Trong lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến ( 19/12/10946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học được đề cập trong lời kêu gọi trên?
A. Mong muốn hòa bình và quyết đấu tranh để giành hòa bình
B. Mong muốn hòa bình và không chịu làm nô lệ.
C. Hy sinh tất cả với không chịu mất nước.
D. Chúng ta nhân nhượng thực dân pháp lấn tới.
->Đấu tranh tới cùng không để các giặc ngoại xâm chiếm được nước ta
Câu 79: Trong xã hội công xã nguyên thủy, con người phải đấu tranh với tự nhiên, trình độ lao động rất sơ khai. Để tồn tại, loài người phát minh ra nhiều công cụ: rìu đá, lao, chăn nuôi..tức là giải quyết mâu thuẫn giữa sống hoặc chết đói. Nhờ công cụ cải tiến, của cải làm ra nhiều hơn mức tiêu thụ, dẫn đến của cải còn thừa tập trung vào một số người, hình thành mâu thuẫn mới giữa người có của và không có của. Loài người bước sang xã hội phân biệt giai cấp (Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản). Khi giai cấp bị áp bức tiêu diệt giai cấp áp bức (những người không có của tiêu diệt những người có của) loài người sẽ bước sang xã hội mới, xã hội Xã hội Chủ nghĩa. Hãy chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội có giai cấp được đề cập trong đoạn trích trên?
A. Sống và chết.
B. Người có của và không có của
C. Giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
D. Xã hội mới và xã hội cũ.
->Quyết đoán của người nguyên thủy và xã hội hiện nay hoàn toàn khác nhau
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là "Toàn quốc kháng chiến".
Câu nói Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự "hy sinh vì nền độc lập" của đất nước Việt Nam.[1]
Hoàn cảnh Trước khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.
Pháp liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến.
Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc.
Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phát đi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]
Nội dung toàn văn của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, trang 480, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 như sau:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh