Câu 7: Nêu một số đặc điểm nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay. Câu 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á. Câu 9: Đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế và chính trị khu vực Tây Nam Á. Câu 10: Nêu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của khu vực Nam Á. Câu 11: Trình bày phạm vi lãnh thoỏ, đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á. Câu 12: Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế của một số quốc gia ở Đông Á.
2 câu trả lời
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
=> Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Câu 8:
* Nông nghiệp
Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.
+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.
+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.
- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.
- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...
* Công nghiệp
Công nghiệp phát triển đa dạng nhưng chưa đều.
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có mặt ở nhiều nước khác nhau.
* Dịch vụ
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo là những nước có trình độ phát triển cao.
- Các hoạt động dịch vụ đa dạng (giao thông, thương mại, du lịch), giúp nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 9:
* Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:
+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
- Khí hậu khô hạn.
- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Sông ngòi kém phát triển.
- Tài nguyên:
+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
* Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
- Dân cư:
+ Quy mô: 286 triệu người (năm 2001), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.
+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục.
+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.
- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.
=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Câu 10:
* Vị trí địa lí:
- Tiếp giáp:
+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.
+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.
* Địa hình:
- 3 miền địa hình khác nhau:
+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.
- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.
+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.
- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
* Dân cư
- Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.
- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…
+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.
+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.
+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.
+ Dịch vụ cũng đang phát triển.
Câu 11:
* Phạm vi khu vực Đông Á
- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận:
+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
* Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
- Sông ngòi:
+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
b) Khí hậu và cảnh quan
+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.
+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
Câu 12:
a) Nhật Bản.
- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.
- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.
- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.
b) Trung Quốc.
- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,44 tỉ dân (năm 2020).
- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú => nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
- Thành tựu:
+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyêt đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
+ Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực,than , điện năng
Câu 7:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
- Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
=> Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Câu 8:
* Nông nghiệp
Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.
+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.
+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.
- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.
- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...
* Công nghiệp
Công nghiệp phát triển đa dạng nhưng chưa đều.
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có mặt ở nhiều nước khác nhau.
* Dịch vụ
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo là những nước có trình độ phát triển cao.
- Các hoạt động dịch vụ đa dạng (giao thông, thương mại, du lịch), giúp nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 9:
* Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:
+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
- Khí hậu khô hạn.
- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Sông ngòi kém phát triển.
- Tài nguyên:
+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
* Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
- Dân cư:
+ Quy mô: 286 triệu người (năm 2001), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.
+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục.
+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.
- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.
=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Câu 10:
* Vị trí địa lí:
- Tiếp giáp:
+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.
+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.
* Địa hình:
- 3 miền địa hình khác nhau:
+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.
- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.
+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.
- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
* Dân cư
- Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.
- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…
+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.
+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.
+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.
+ Dịch vụ cũng đang phát triển.
Câu 11:
* Phạm vi khu vực Đông Á
- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận:
+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
* Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
- Sông ngòi:
+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
b) Khí hậu và cảnh quan
+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.
+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
Câu 12:
a) Nhật Bản.
- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.
- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.
- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.
b) Trung Quốc.
- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,44 tỉ dân (năm 2020).
- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú => nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
- Thành tựu:
+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyêt đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
+ Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực, than, điện năng.