Câu 4: Nêu khái niệm câu ghép? Có mấy cách nối các vế trong câu ghép? Liệt kê các quan hệ ý nghĩa thường gặp trong câu ghép? Câu 5: Thế nào là nói quá? Nói giảm nói tránh là gì? Câu 6: Nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong câu?

2 câu trả lời

Câu 4:

Câu ghép: là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
• Các cách nối các vế trong câu ghép:
- Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
- Không dùng từ nối: trong trtường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu
chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Những quan hệ ý nghĩa thường gặp trong câu ghép là: quan hệ nguyên
nhân- kết quả, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản,
  quan hệ
quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối,
quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

Câu 5:

Nói quá:là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục,
thiếu văn hóa.

Câu 6:

Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,
bổ sung).
Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời thoại (dùng với dấu gacgh ngang), lời dẫn trực tiếp
(dùng với dấu ngoặc kép.
Dấu ngoặc kép được dùng để:
- Dùng để trích dẫn lời dẫn trực tiếp.
- Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc được hiểu với ý
mỉa mai, châm biếm.
- Dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tập san, tờ báo,… người viết được dẫn vào.

Câu ghép: là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
• Các cách nối các vế trong câu ghép:
- Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
- Không dùng từ nối: trong trtường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu
chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Những quan hệ ý nghĩa thường gặp trong câu ghép là: quan hệ nguyên
nhân- kết quả, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản,
  quan hệ
quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối,
quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

Câu 5:

Nói quá:là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục,
thiếu văn hóa.

Câu 6:

Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,
bổ sung).
Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời thoại (dùng với dấu gacgh ngang), lời dẫn trực tiếp
(dùng với dấu ngoặc kép.
Dấu ngoặc kép được dùng để:
- Dùng để trích dẫn lời dẫn trực tiếp.
- Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc được hiểu với ý
mỉa mai, châm biếm.
- Dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tập san, tờ báo,… người viết được dẫn vào.