Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu"? * Câu 5: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: "Lá vàng rơi trên giấy- Ngoài trời mưa bụi bay"? * Câu 6: Tình cảm của tác giả dành cho ông đồ được thể hiện như thế nào trong khổ thơ cuối? *

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

Câu 4.

Trong hai dòng thơ, tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "giấy buồn, nghiên sầu". Bằng biện pháp tu từ này, nhà thơ đã thể hiện nỗi buồn của ông đồ - người nghệ sĩ tài hoa mà lỡ thời. Biện pháp tu từ nhân hóa còn khiến cho những đồ vật vốn vô tri vô giác cũng trở nên sống động và biết đồng cảm, sẻ chia với con người. Đó cũng là cách nhà thơ gửi gắm niềm xót xa, thương cảm dành cho một lớp người đã vắng bóng.

Câu 5. 

Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: “Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài đường mưa bụi bay”. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng buồn thương, ảm đạm lòng người. Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy thể hiện tâm trạng buồn của con người. 

Câu 6: 

Khổ cuối nhà thơ bộc lộ rõ nét hình tượng tâm trạng: “Lòng thương người và tình hoài cổ”. Ông khóc thương cho “cái di tích tiều tụy” đã bị bỏ rơi, gạt ra ngoài lề xã hội. Khóc thương và tiếc nuối cho nền Nho học đã có thời kì rực rỡ và nay trở thành dĩ vãng. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm