Câu 36. Lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ được xây dựng dưới thời A. Vua Bim-bi-sa-ra B. Vua A-sô-ca C. Vua Sa Gia-han D. Vua Gúp-ta Câu 37. Vào thế kỉ XI, người Hồi giáo gốc Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ và từng bước chinh phục các tiểu quốc, tới thế kỉ XIII họ lập nên A. Vương triều Hồi giáo Đê-li B. Vương quốc Pa-la C. Vương quốc Pa-la-va D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn Câu 38. "Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hindu giáo và A-rập Hồi giáo” diễn ra dưới thời kì cai trị của A. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Hồi giáo Đê-li. D. Vương triều Hác-sa. Câu 39. ở Ấn Độ, dưới thời kì cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li, đối tượng nào phải nộp "thuế ngoại đạo" (Jaziah)? Những người Ấn Độ không theo đạo Hồi. Những người Ấn Độ không theo đạo Phật. Những người Ấn Độ không theo đạo Hindu. Những người Ấn Độ theo đạo Hồi. Câu 40. Kinh đô Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” dưới thời kì cai trị của A. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Hồi giáo Đê-li. D. Vương triều Hác-sa. Câu 41. Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Ấn Độ là A. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Hồi giáo Đê-li. D. Vương triều Hác-sa. Câu 42. Nguyên nhân trực tiêp dẫn đến sự ra đời của Vương triều Hồi giáo Mô-gôn ở Ấn Độ là gì? Vương triều Hồi giáo Đê-Ii suy yếu vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI. Lực lượng người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ từng bước xâm nhập, tấn công Ấn Độ. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền Hồi giáo Đê-Ii ngày càng sâu sắc. Các vua của Vương triều Đê-li thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm lược khiến tiềm lực đất nước suy yếu. Câu 43. Ý nào không phản ánh đúng các chính sách cải cách dưới thời vua A-cơ-ba của Vương triều Hồi giáo Mô-gôn ? Củng cố chính quyền trung ương thông qua sự liên kết tầng lớp quý tộc, quan lại. Thống nhất hệ thống đo lường, đo lại ruộng đất để định mức thuế. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Thi hành chính sách phân biệt sắc tộc, tôn giáo đối với cư dân Ấn Độ. Câu 44. Công trình kiến trúc nào của nhân dân Ấn Độ được coi là biểu tượng của tình yêu bất diệt và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1983? A. Chùa hang A-gian-ta. B. Lăng A-cơ-ba. C. Lâu đài Thành Đỏ. D. Lăng Ta-giơ Ma-han. Câu 45. Đặc điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn là A.Đều là vương triều ngoại tộc. B.Đều thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng “Hồi giáo hóa". C. Đều là các vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) lập nên D. Đều là các vương triều do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
1 câu trả lời
C36. C. Vua Sa Gia-han
C37. A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
C38. A. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
C39. A. Những người Ấn Độ không theo đạo Hồi.
C40. C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C41. A. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
C42. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền Hồi giáo Đê-Ii ngày càng sâu sắc.
C43. C. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
C44. D. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C45. A.Đều là vương triều ngoại tộc.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm