Câu 31: Để khai báo biến A thuộc kiểu số thực ta khai báo: A. Var A: String; B. Var A: Integer; C. Var A: Char; D. Var A: Real; Câu 32: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình được gọi là: A. Tên B. Từ khóa C. Biến D. Hằng Câu 33: Kết quả của phép tính 21 div 5 =? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 34: Tạm ngừng chương trình trong một khoảng thời gian nhất định em sử dụng lệnh nào sau đây? A. Writeln; B. Read; C. Delay; D. Clrscr. Câu 35: Viết chương trình là dùng để làm gì? A. Ra lệnh cho máy tính làm việc B. Giải một bài toán nào đó C. Chỉ dẫn cho máy tính làm việc hay giải 1 bài toán cụ thể D. Ý kiến khác Câu 36: Ta thực hiện các lệnh gán sau: x:=3; y:=4; z:=x+y; Kết quả thu được của biến z là: A. 1 B. 7 C. 4 D. Một kết quả khác Câu 37: Để thực hiện phép tính tổng của hai số nguyên a và b ta thực hiện như sau: A. Tong=a+b; B. Tong(a+b); C. Tong:a+b; D. Tong:=a+b; Câu 38: Trong Pascal, phím F2 có ý nghĩa là: A. Chạy chương trình B. Lưu chương trình C. Dịch chương trình D. Mở bài mới Câu 39: Câu lệnh khai báo nào sau đây là đúng? A. Var = 200; B. Var x,y,z: real; C. Const : integer; D. Var n, 3hs: integer; Câu 40. Writeln (‘Ban hay nhap nam sinh’); Readln (NS); Ý nghĩa của hai câu lệnh trên là: A. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh”. B. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS. C. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh” và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS D. Tất cả đều sai.

1 câu trả lời

31D

A `->` Sai vì đây là kiểu xâu

B `->` Sai vì đây là kiểu số nguyên

C `->` Sai vì đây là kiểu kí tự 

32C

Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu và có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình thực hiện chương trình

33A

21 div 5

div là phép chia lấy phần nguyên

21 chia 5 = 4 dư 1

`->` 21 div 5=4

34C

Delay (); là câu lệnh thực hiện "làm trễ" chương trình 1 lúc

VD: delay(1000); `->` Làm trễ 1s

35A

Viết chương trình thực ra là đang ra lệnh cho máy tính làm việc và thực hiện các câu lệnh theo một trình tự nhất định

36B

x:=3;

y:=4;

z:=x+y; `->` z=3+4 = 7

37D

Cú pháp gán giá trị vào biến: <Tên biến>:=<Giá trị>;

38B

F2 trong Pascal là phím tắt cho thao tác lưu file chương trình: File `->` Save

39D

Cú pháp khai báo biến: Var <tên biến>: <kiểu dữ liệu>;

Cú pháp khai báo hằng: Const <tên hằng> = <giá trị>;

40C

Writeln (‘Ban hay nhap nam sinh’); `->` in ra màn hình dòng: Ban hay nhap nam sinh

Readln(NS); `->` dừng màn hình và nhập dữ liệu cho biến NS

Câu hỏi trong lớp Xem thêm