Câu 3 : tính giờ một số địa điểm khi biết khu vực giờ gốc ?
2 câu trả lời
Phương trình thời gian
Hiệu số giữa Mặt Trời trung bình (Tm) và giờ Mặt trời thực (To) tính ở một thời điểm nào đó gọi là phương trình thời gian. Quan sát góc giờ của Mặt Trời ta được giờ Mặt Trời thực To và cộng thêm trị số của h tính thời điểm quan sát ta sẽ được giờ Mặt trời trung bình.
h = Tm - To
hay Tm = h + To
Giờ địa phương và kinh độ Địa lý
Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)
S1 – S2 = l1 - l2
Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương
l1 - l2: là hiệu giữa hai kinh tuyến
Giờ múi, giờ quốc tế
Tại cùng một thời điểm vật lý nếu giờ quốc tế là T0 thì giờ ở múi số M sẽ là : TM = T0 + M
Giờ múi, giờ địa phương: (giờ địa phương - giờ trung bình Mặt Trời)
Giữa giờ múi và giờ địa phương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ địa phương của kinh tuyến giữa múi. Như vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có thể xác định được giờ địa phương hoặc ngược lại biết giờ địa phương xác định được giờ múi.
TM = Tm ± Dt
Hay Tm = TM ± Dt
Trong đó: TM là giờ múi; Tm là giờ địa phương hay giờ trung bình Mặt Trời; Dt là khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định hoặc kinh độ cho trước.
Căn cứ vào kinh độ đứng trước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ đó ở bán cầu Đông hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).
Ví dụ: Tại múi số 7 có giờ múi là 8h. Hãy cho biết giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời cùng thời điểm đó tại trạm có kinh độ là 420 52’ Đ và 42052’T?
Bài Giải
- Giờ múi : Múi số 7 là 8h
+ 42052’Đ thuộc múi số 3, cách múi 7 là 4 múi, sẽ có giờ múi là:
8h – 4h = 4h
+ 42052’T thuộc múi số 21, cách múi 7 là 14 múi, sẽ có giờ múi là:
8h +14h = 22h
- Giờ trung bình Mặt Trời:
Kinh tuyến giữa múi 3 là 450 cách 42052’ là 208’ = 4’16’’
Tại 42052’ Đ có giờ TBMT là: 4h – 4’16’’ = 3h55’44’’
Tại 42052’ T có giờ TBMT là: 22h + 4’16’’ = 22h4’ 16’’
- Kết quả: 42052’Đ có giờ múi là: 4h, giờ địa phương là: 3h55’44’’
42052’T có giờ múi là: 22h, giờ địa phương là: 22h4’16’’
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Tm: giờ múi
To:giờ GMT
m: số thứ tự của múi giờ
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Áp dụng: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
Bài làm
Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7). Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16
Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8
Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là 19 giờ (12 + 7 = 19)Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu Iooc là 7 giờ (19 - 12 = 7)Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Mat-xcơ-va là 15 giờ (12 + 3 = 15)Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu đê li là 17 giờ (12 + 5 = 17)Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Bắc Kinh là 20 giờ (12 + 8 = 20)Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Tô ki ô là 21 giờ (12 + 9 = 21)