Câu 3: Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước Châu Á? Câu 4: Tình hình phát triển kinh tế của Đông Á có gì nổi bật? Giải thích tại sao?
2 câu trả lời
Câu 3
Sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Về xã hội :
- Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến
- Các nước lần lượt dành được độc lập
- Về kinh tế:
- Kiệt quệ, thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, phương tiện sản xuất…
- Đời sống nhân dân khổ cực.
- Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến:
- Có sự biến đổi mạnh trong xu hường phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng nhưng không đều giữa các nước.
- Trình độ phát triển giữa các nước châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Câu 3:
Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến:
– Có sự biến đổi mạnh trong xu hường phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng nhưng không đều giữa các nước.
– Trình độ phát triển giữa các nước châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
Câu 4
"Sự bùng nổ" của Việt Nam
Kinh tế Việt Nam chưa từng suy thoái trong hơn 30 năm qua. Thống kê ấn tượng này là minh chứng cho sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam trong vài thập kỷ qua.
Tính trung bình, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc độ hơn 6% mỗi năm. Một trong những lý do chính là xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ ở Việt Nam. Trong khi các quốc gia như Thái Lan có xu hướng giảm dân số, dân số của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng thêm gần 20 triệu người vào năm 2040.
Hai thị trường chứng khoán của Việt Nam là sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội khá hấp dẫn với hơn 800 doanh nghiệp đang niêm yết. (Nguồn:Tapchitaichinh)
Gia tăng dân số đã hỗ trợ lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong số các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Các công ty như Nike và Samsung xây dựng các trung tâm sản xuất quy mô lớn tại đây nhằm khai thác lợi thế về nhân công giá rẻ và các ưu đãi. Dự báo, lĩnh vực chế biến, chế tạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Mặt khác, Chính phủ sẽ tiếp tục tìm các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển. Do đó, Việt Nam đang trở thành một trung tâm công nghiệp hấp dẫn hơn so với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến các công ty đa quốc gia chú ý đến Việt Nam nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hai thị trường chứng khoán của Việt Nam là sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội khá hấp dẫn với hơn 800 doanh nghiệp đang niêm yết.
Tuy nhiên, các quy định về bất động sản của Việt Nam có thể là yếu tố đang hạn chế nền kinh tế phát huy hết tiềm năng, dù các luật lệ, quy định này đang dần được cải cách. Hiện, một số khu vực như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang sở hữu nhiều dự án bất động sản thực sự tiềm năng.
Philippines - tăng trưởng nhanh nhất châu Á
Philippines là một trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á và vẫn chưa trải qua năm tăng trưởng kinh tế âm nào kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước.
Tương tự Việt Nam, Philippines có lợi thế về nhân khẩu học với dân số tăng thêm ít nhất 35 triệu người mỗi năm trước năm 2040. Tình hình gia tăng dân số được kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy giá tài sản lên cao, đây là thời điểm "vàng" để đầu tư vào Philippines.
Không chỉ lớn về quy mô và tăng trưởng liên tục, dân số Philippines còn có trình độ cao và thông thạo tiếng Anh. Nguồn lao động trình độ cao với chi phí thấp đang thu hút sự quan tâm của các công ty công nghệ lớn, là điểm đến đầu tư thay thế cho Ấn Độ.
Google và Microsoft đã đặt chân đến đảo quốc này và nhiều công ty khác cũng đang tiếp bước. Sự dịch chuyển của các tập đoàn đa quốc gia đã thúc đẩy tầng lớp trung lưu Philippines ngày càng phát triển. Như mọi khi, tầng lớp trung lưu đang lên là một dấu hiệu tăng trưởng được duy trì và bền vững.
Philippines chưa trải qua năm tăng trưởng kinh tế âm nào kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. (Nguồn: AP)
Mặc dù vậy, Philippines vẫn phải cải thiện một số lĩnh vực như tình trạng quan liêu nặng nề, khả năng đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế. Mặc dù việc mua một căn hộ hoặc cổ phiếu ở Philippines không đặc biệt khó khăn, nhưng người nước ngoài vẫn chưa thể được sở hữu bất động sản. May mắn là các hạn chế này đều có thể khắc phục được và Chính phủ Philippines được kỳ vọng sẽ tìm được các giải pháp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đầu tư vào nền kinh tế này.
Tuy nhiên, một vấn đề mà Chính phủ Philippines không thể kiểm soát được và ảnh hưởng khá lớn đến đầu tư, đó là thiên tai. Thật không may, Philippines là một trong các quốc gia đối mặt với thiên tai nhiều nhất thế giới, đặc biệt là bão. Thiên tai có sức tàn phá lớn do Philippines là một đảo quốc. Các cơn địa chấn cũng thường xuyên xảy ra do vị trí gần với các đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo Á - Âu và Philippines. Dù thiên tai vẫn là một rủi ro lớn đối với Philippines, thiệt hại do thiên tai gây ra có thể được giảm thiểu nếu có phương án bảo hiểm thích hợp. Ứng phó thảm họa được kỳ vọng sẽ cải thiện khi kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Campuchia - đứng ngoài suy thoái toàn cầu
Campuchia đang tăng trưởng trở lại một cách mạnh mẽ để trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi triển vọng nhất Đông Nam Á.
Tốc độ đô thị hóa ở Campuchia cũng đáng lưu ý, là điềm lành cho triển vọng kinh tế trong tương lai.
Campuchia chưa trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nào trong hơn 25 năm qua. Khác với một số nước láng giềng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và suy thoái toàn cầu hầu như không tác động đến tăng trưởng kinh tế của Campuchia. Kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 7% mỗi năm trong 20 năm trở lại đây.
Giống với Việt Nam và Philippines, xu hướng nhân khẩu học của Campuchia đặc biệt hứa hẹn. Mặc dù dân số của quốc gia này còn hạn chế ở quy mô 2,5 triệu dân, nhưng con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Tốc độ đô thị hóa ở Campuchia cũng đáng lưu ý, là điềm lành cho triển vọng kinh tế trong tương lai.
Bất cập duy nhất của nền kinh tế tăng trưởng nhanh này là việc tập trung quá nhiều vào tăng trưởng. Cơ sở hạ tầng vẫn còn đang phục hồi từ thời Khmer Đỏ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của Campuchia còn khá nhỏ, với rất ít doanh nghiệp được niêm yết. Nhưng dự báo trong dài hạn, nền kinh tế Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt