Câu 3: Khi lên núi cao , khi xuống hầm sâu áp suất khí quyển thay đổi thế nào. Điều này có tác động gì lên cơ thể? Câu 5: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Câu 6: Một quả cầu bằng Đồng được treo vào một lực kế, khi ở trong không khí thì lực kế chỉ 17,8N, còn khi nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 15,8N. Hỏi quả cầu đó đặc hay rỗng ? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 ; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 .

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 `3:`

`-` Càng lên cao,áp suất khí quyển càng giảm,càng xuống hầm,áp suất khí quyển tăng.

Do có sự chênh lệch áp suất bên ngoài và bên trong cơ thể nên khiến đau ,mỏi khớp,khó thở

`5:`

$dv :22 000N/m^3$

`P' : 30N`

$dn :10 000N/m^3$

`P :?`

Gỉai

Thể tích vật :

`V=(Pn)/(dv-dn) = 30/(22000-10 000)=0,0025m^3`

Trọng lượng vật (số chỉ ngoài không khí của lực kế) :

`P=dv.V=22 000 .0,0025=55N`

`6:`

`P : 17,8N`

`P' : 15,8N`

$Dd : 8900kg/m^3$

$Dn :10 00kg/m^3$

Qủa cầu có đặc hay không ? 

Gỉai

Trọng lượng riêng của đồng :

`dd=10Dd=10.8900=89 000` $N/m^3$

Trọng lượng riêng của nước :

`dn=10Dn=10.1000=10 000` $N/m^3$

Lực đẩy Acsimet tác dụng :

`F_A=P-P' = 17,8 -15,8 =2N`

Thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ (thể tích vật trong nước) :

`Vn = (F_A)/(dn) =2/10000=0,0002m^3`

Thể tích vật ngoài không khí :

`V = P/(dd) = (17,8)/(89000)=0,0002m^3`

Ta thấy

$Vn=V$

`=>` Qủa cầu đặc.

Đáp án:

$3.$ Khi lên núi cao thì áp suất giảm hoặc xuống hầm thì áp suất khí quyển sẽ tăng và dẫn đến rất nhiều hậu quả.

$5.P_1=55(N)$.

$6.$ Qủa cầu đặc.

Giải thích các bước giải:

3.

Khi lên núi cao thì áp suất giảm hoặc xuống hầm thì áp suất khí quyển sẽ tăng và hậu quả là dẫn đến cơ thể sẽ không thể kịp thích nghi và có thể gây tử vong.

5.

Tóm tắt

$d_v=22000N/m^3$

$d_n=10000N/m^3$

$P_2=30N$

$P_1=?N$

Giải

Độ lớn lực đẩy Ác si mét là:

$F_A=d_nV=10000V(N)$.(1)$

Trọng lượng vật là:

$P_1=d_vV=22000V(N).(2)$

Từ $(1)(2)$ ta được:

$P_2=P_1-F_A$

$⇒30=22000V-10000V$

$⇒30=12000V$

$⇒V=0,0025(m^3).(3)$

Thay $(3)$ vào $(2)$ ta được:

$P_1=d_vV=22000.0,0025=55(N)$

6.

Tóm tắt

$P_1=17,8N$

$P_2=15,8N$

$D_v=8900kg/m^3$

$D_n=1000kg/m^3$

Quả cầu đó đặc hay rỗng?

Giải

Trọng lượng riêng của đồng là:

$d_v=10D_v=10.8900=89000(N/m^3)$

Trọng lượng riêng của nước là:

$d_n=10D_n=10.1000=10000(N/m^3)$

Độ lớn lực đẩy Ác si mét tác dụng vào quả cầu là:

$F_A=P_1-P_2=17,8-15,8=2(N)$

Thể tích quả cầu là:

$V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{2}{10000}=0,0002(m^3)$

Thể tích thực của quả cầu là:

$V_t=\dfrac{P_1}{d_v}=\dfrac{17,8}{89000}=0,0002(m^3)$

Vậy quả cầu đặc.