Câu 3: Đọc xong truyện ngắn Tôi đi học, em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của truyện ngắn này? Câu 4: Cách tổ chức bố cục truyện ngắn Tôi đi học có gì độc đáo? Câu 5: Em có nhận xét gì về tình cảm của người lớn dành cho các em nhỏ? Tình cảm cao đẹp của ông đốc khiến em có suy nghĩ gì về tình thầy trò? Câu 6: Ý nghĩa của các hình ảnh so sánh trong tác phẩm Câu 7: Truyện ngắn Thanh Tịnh giàu chất thơ và chất trữ tình. Điều đó khiến em liên tưởng đến truyện ngắn của nhàn văn nào trong thời kì văn học Việt Nam 1930 – 1945

2 câu trả lời

Câu 3. tình huống truyện của tác phẩm không phức tạp mà cảm động, bởi truyện là một truyện ngắn giàu chất trữ tình, toàn bộ câu chuyện diễn ra xung quanh sự kiện 'hôm nay tôi đi học'. những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhân vật tôi đều xuất phát từ sự kiện ấy. các yếu tố tự sự miêu tả biểu cảm kết hợp hài hòa

câu 4 Bố cục tác phẩm được tổ chức theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi", "Những kỉ niệm mơn man" của lần đầu tiên đi học diễn tả theo trình tự thời gian.
+ Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
- Không gian, thời gian.
+ Những thay đổi trong tâm trạng của "tôi" được thể hiện theo từng chặng, lúc ở cổng trường, lúc ở sân trường, trong lớp,...
=> Cách xây dụng bố cục trên phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi nhưng vẫn khiến cho người lớn thấy xúc động, vì ai cũng từng trải qua ngày đi học đầu tiên của mình ở trong cuộc đời mỗi người.

câu 5

Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái với học sinh.

Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu tựu trường: quần áo, sách vở. Tất cả đều trân trọng dự lễ khai giảng cùng các em

Qua đó có thể thấy từ cha mẹ, thầy cô giáo đều có trách nhiệm và rất quan tâm đến con em mình trong ngày đầu tựu trường, để tạo ấn tượng tốt đẹp và giúp các em cảm thấy an tâm, vui vẻ trong lần đầu tiên đi học.

là tình cảm đáng trân trọng, tình thầy trò rất đỗi thân thương, ông đốc biểu hiện cho lớp thầy cô đang ngày đêm ngồi trên ghế nhà trường đem từng chút sức lực và trí tuệ của mình dành cho học sinh

câu 6 

  • Tôi quên thế nào được...quang đãng=>  ý nghĩa:thể hiện tình cảm đẹp đẽ,trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu tiên đi học,không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa
  • Ý nghĩ ấy...lướt ngang ngọn núi => ý nghĩa:so sánh ngang bằng vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoáng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến ko làm cậu bé bận tâm
  • Cũng chỉ như tôi...còn ngập ngừng e sợ=> ý nghĩa:so sánh ngang bằng giữa người và vật nhằm thể hiện sự non nớt,bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến nhưng chân trời tự do và cao rộng của học sinh thơ bé,sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh nhà trương như tổ ấm,học trò như nhưng cánh chim
  • Nói các cậu...quả banh tưởng tượng => ý nghĩa:thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trông đối với tâm hồn học sinh,lòng người như đang hòa cùng nhịp trống
  • câu 7
  • Cổng trường mở ra tác giả Lý Lan

Câu `3`: 
Cách xây dựng tình huống:
- Không xây dựng những xung đột mà rất giàu chất trữ tình, xoay quanh sự kiện “Hôm nay, tôi đi học"
- Cụ thể đó là những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của “tôi” `->` không phức tạp nhưng cảm động
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen một cách hài hòa.

---------------

Câu `4`:

Bố cục độc đáo: Tái hiện theo dòng hồi tưởng:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ
- Những thay đổi của tâm trạng và nhận thức thể hiện theo từng chặng đường đến
trường
`->` Bố cục phù hợp bạn đọc nhỏ tuổi mà vẫn khiến những người lớn xúc động, gợi hoài niệm.

---------------

Câu `5.`

Tình cảm của người lớn dành cho các em nhỏ
- Tình cảm của các bậc phụ huynh và người mẹ của nhân vật “tôi” dành cho con: lo lắng, quan tâm, yêu thương và hồi hộp ngắm nhìn những đứa con của mình vào lớp
- Đặc biệt, đó là tình cảm của ông đốc đối với các em nhỏ trong lần đầu tới trường
(nói sẽ, cặp mắt hiền từ, cảm động, tươi cười nhẫn nại…)
`->` Một thầy giáo nhân hậu, yêu thương trẻ con hết lòng.
- Ngoài ra còn hình ảnh người thầy giáo trẻ tươi cười rạng rỡ
`->` Sự ân cần và nhiệt tình, tâm huyết

---------------

Câu `6.`

- Các hình ảnh so sánh trong tác phẩm cần chú ý:
+ Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười
giữa bầu trời quang đãng.
+ Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn
núi.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng lòng còn
ngập ngừng e sợ.
`->` Hiệu quả nghệ thuật:
+ Xuất hiện trogn những thời điểm khác nhau, diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của
nhân vật “tôi”.
+ Khắc họa rõ nét tâm lí của những em nhỏ trong ngày đầu tới trường.
+ Tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.

---------------

Câu `7.`

Văn của Thạch Lam cũng rất tinh tế trong miêu tả cảm xúc và giàu chất trữ tình