Câu 3: “Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường.. ..”. (Trích - Ngữ văn 8, tập 1) a.Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả, thể loại của văn bản? b. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói về người nào? Nói về điều gì? c. Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận của em về hình ảnh cụ Bơ-Men trong tác phẩm? Câu 4: Cho đoạn văn sau: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”. (Trích Ngữ văn 8, tập 1) a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nhận xét về nhan đề của văn bản. b/ Công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. c/ Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo, quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu đó.

1 câu trả lời

Câu 3 

 a)

Đoạn văn trên trích từ tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng" của ác giả : O-Hen-ri

- thể loại: truyện ngắn 

b) Đoạn trích trên là lời cửa  người chị nói với Giônxi . Nói về cụ Bơ - men . Nói về nguyên nhân cụ Bơ men qua đời 

c)Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.

Câu 4

- Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá

- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

- Nhan đề:

+ Ôn dịch là từ dùng để chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan rộng. Đồng thời người ta cũng dùng từ này để chửi rủa (đồ ôn dịch).

+ Thuốc lá ở đây là chỉ căn bệnh nghiện thuốc lá.

⟹ Như vậy, ngay từ nhan đề ta đã thấy thuốc lá được ví với ôn dịch, cách ví von này vô cùng chính xác. Bởi nghiện thuốc lá là một căn bệnh nguy hiểm với tất cả mọi người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Hơn nữa sử dụng từ “ôn dịch” mang sắc thái biểu cảm, cũng như một lời cảnh báo nghiêm khắc với tất cả những ai đang nghiện thuốc lá, nếu tiếp tục sử dụng cuộc sống của họ sẽ bị hủy diệt.

b)- Tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp


Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
13 phút trước