Câu 3. Bài Nhớ rừng a. Phân tích giá trị biểu cảm của từ Gậm - khối căm hờn . b. Vì sao nói : con hổ đã thực hiện 1 cuộc vượt ngục tinh thần để trở về với tự do. C.Tả lại cảnh trong bộ tranh tứ bình trong khổ 3 bằng lời văn của em( 8-10 c)

1 câu trả lời

*Đáp án:

a, Giá trị biểu cảm của từ "Gặm khối căm hờn" là:

→ Diễn tả nổi oán hận khi bị bắt vào vườn bách thú của con hổ.Trong đó cũng mượn hình ảnh của con hổ để nói lên thực tại thối nát lúc bấy giờ.

b, "Con hổ đã thực hiện 1 cuộc vượt ngục tinh thần để trở về với tự do" nói vậy là bởi vì:

→ Nếu như càng tiếc nuối với quá khứ thì con hổ lúc đó sẽ không bao giờ sống được ở thực tại nên con hổ đã phải cố gắng sống ở thực tại để bớt tiếc nuối ở quá khứ hơn.Và cũng mượn cớ để nói rằng con người cũng phải bỏ qua cái quá khứ đó để sống với thực tại mặc dù nó không tốt nhưng cũng phải sống ở hiện tại chứ đừng sống ở quá khứ.

c,Có thể dễ dàng nhận thấy bức tranh tứ bình trong Chinh phụ ngâm ở những phân đoạn thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của người chinh phụ. Hay trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tâm trạng đau đớn, hãi hùng của nàng Kiều cũng được thể hiện một cách đặc sắc qua tứ bình ở điệp khúc “buồn trông…”. Nếu vậy, dùng đến tứ bình hẳn chưa phải là điều mới lạ. Tuy nhiên, trong “Nhớ rừng”, điều đáng nói là bức tranh tứ bình được vẽ nên đều là những chân dung tự họa khác nhau của cùng một vị chúa tể rừng xanh. Từ đó, bức tranh đã khái quát một cách trọn vẹn về cái thời oanh liệt của chúa sơn lâm.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Lối tạo hình bằng thơ đã khiến đoạn thơ trên trở thành đoạn tuyệt bút của Nhớ rừng. Bốn bức tranh mang những sắc màu, khung cảnh khác nhau đã diễn tả trọn vẹn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, đầy uất hận. Giọng điệu của loài chúa sơn lâm ngày càng trở nên oán than, dữ dằn khi sử dụng những câu hỏi tu từ mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Bức tranh đầu tiên hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thi vị:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đọc câu thơ, ta như liên tưởng đến thứ màu sắc vàng lóng lánh nên thơ của ánh trăng in trên dòng suối vắng nơi núi rừng hoang vu. Đó chính là những kỷ niệm không bao giờ có cơ hội trải qua trong những ngày tháng tiếp theo của con hổ khi sống trong cảnh tù đày như hiện tại - một quá khứ vàng son. Loài chúa sơn lâm hiện lên như một thi sĩ của chốn lâm tuyền, dáng vẻ hiên ngang uống ánh trăng tàn một cách thi vị.

Bức tranh thứ hai vẽ nên cảnh núi rừng hùng vĩ những ngày mưa cùng sự điềm nhiên của loài chúa sơn lâm.

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Gam màu vàng giờ đã nhường chỗ cho gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của núi rừng giờ đang đứng hiên ngang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh giang sơn đang thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Đó chính là bóng dáng đầy ưu tư, trang nghiêm và kiêu hãnh - bóng dáng chỉ có trong quá khứ lừng lẫy của chúa sơn lâm.