Câu 3 (10đ): Kể tên các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người? Chức năng của hệ tiêu hóa? Câu 4 (10đ): Nêu các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu?Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào? Câu 5 (10đ) a) Hiến máu có hại cho sức khoẻ không ? b) Những ai có thể hiến máu được và những ai không thể hiến máu ? c) Ngày nào hằng năm được chọn làm ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”.

2 câu trả lời

Đáp án:Câu 5 nè bn

1. Hiến máu là gì?

Cho đến nay, máu là loại chế phẩm sinh học duy nhất chưa thể tổng hợp nhân tạo được. Nói cách khác, khi bệnh nhân thiếu máu quá nặng, nguồn máu được bồi hoàn vào là hoàn toàn từ người hiến máu. Chính vì thế, hiến máu được xem là một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng, là việc ý nghĩa thiết thực mà một người có thể làm để giúp ích cho người khác.

Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Máu gồm có huyết tương chiếm 55% thể tích máu và các tế bào máu chiếm 45% còn lại. Các tế bào máu gồm có hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, kế tiếp là bạch cầu  tiểu cầu.

Đời sống của hồng cầu là khoảng 90 ngày, dài nhất trong các tế bào máu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để một hồng cầu sinh ra, thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong gan, lá lách. Nói một cách khác, mọi hồng cầu lưu hành trong máu đều lần lượt được tủy xương sinh ra và được thay thế sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên, khi cho đi một phần lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, đối với bản thân người cho sẽ không bị ảnh hưởng gì, nhưng với người nhận lại là một “nguồn sống” mới.

Ngoài ra, các thành phần khác của máu cũng được sử dụng sau khi hiến như tiểu cầu, huyết tương... Tuy nhiên, số lượng các trường hợp hiến hồng cầu vẫn chiếm chủ yếu.

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án: Câu 3: 

Các cơ quan tiêu hóa ở người gồm: Cổ họng, thực quản, túi mật, gan, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn.
Chức năng
     - Cổ họng: là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng để đi xuống thực quản. Đây chỉ là cơ quan trung gian giúp vận chuyển thức ăn.
     - Thực quản: nằm dưới cổ họng, là một ống dài có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản tạo những cơn nhu động co thắt để đẩy thức ăn xuống, đồng thời giữ thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược lên bằng một “van” cơ học.
     - Túi mật: đây là một túi nhỏ, nằm sát gan. có chiều dài khoảng 80 - 100mm. Túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó vào tá tràng và xuống ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo. Túi mật có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể
     - Gan: có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc. Đây được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, đảm trách và điều hòa các phản ứng hóa sinh.
     - Dạ dày: là cơ quan quan trọng, nó được cấu tạo dạng một cái túi gồm rất nhiều cơ. Khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được tiết ra, trộn lẫn với thức ăn để thủy phân các protein và dưỡng chất cần thiết.
     - Ruột non: của con người dài đến 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân hủy, phá vỡ cấu trúc nhờ các enzyme tiết ra từ mật gan hoặc tuyến tụy. Với chiều dài như vậy¸ nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển suốt cơ quan này, đồng thời trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa. 
     - Đại tràng: khi quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất kết thúc, các chất còn lại không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng ở dạng lỏng. Tại đây đại tràng tiếp tục hút nước từ dịch để chuyển chất thải thành dạng rắn, hay còn gọi là phân. Thông thường, phân được xử lý ở đại tràng trong khoảng 36 giờ.
                        Phân chủ yếu chỉ gồm mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Vi khuẩn này cũng thực hiện nhiều chức năng hữu ích cho cơ thể như: tổng hợp Vitamin, xử lý chất thải, cặn lắng, bảo vệ cơ thể chống lại khuẩn hại.
       - Trực tràng: nằm ngay dưới đại tràng, có chiều dài khoảng 20cm. Khi phân được di chuyển xuống đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích, sau đó truyền tín hiệu đến vỏ đại não cho biết bạn cần đi đại tiện.
       - Hậu môn: là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, được cấu tạo từ cơ sàn chậu và cơ thắt hậu môn. Chức năng của cơ quan này là lưu trữ và đào thải phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết dịch nhầy bôi trơn để phân có thể di chuyển dễ dàng khỏi cơ thể.

Câu 4:

Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

-Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu

-Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

-Điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lí, phù hợp với hệ tiêu hóa của từng đối tượng

+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. 

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. 

+Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi

 – Cơ sở khoa học:

+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cùng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

+ Khẩu phần ăn uống hợp lí.

+ Khi muốn đi tiểu nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

Câu 5: 
a) Hiến máu là cho đi một lượng rất nhỏ máu trong cơ thể mà mình khôngthực sự cần. Nó hoàn toàn không gây tổn hại gì cho cơ thể, thậm chí còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt mà không có một phương thuốc nào thay thế được.

b) Người khỏe mạnh, đủ chỉ tiêu về cân nặng, không mắc các bệnh truyền nhiễm có thể hiến máu. Và ngược lại thì không đủ điều kiện để hiến máu
c) Ngày 7/4 hằng năm được chọn làm ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”.

Giải thích các bước giải: