Câu 2.Nêu khái niệm phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Câu 3.So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp luận biện chứng với phương pháp luận siêu hình. Câu 4.Tìm ví vụ cho 2 phương pháp trên.
2 câu trả lời
Câu 2:
- Phương pháp luận biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
- Phương pháp luận siêu hình là xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
Câu 3:
-Phương pháp luận biện chứng :
+ Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng
+ Trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
- Phương pháp luận siêu hình :
+ Phiến diện
+ Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời không vận động, phát triển
+ Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
Câu 4:
- Phương pháp luận biện chứng: ví dụ: Cây có mối quan hệ với các yếu tố khác của tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…
- Phương pháp luận siêu hình: ví dụ: Chỉ cho rằng cây muốn tồn tại và phát triển chỉ cần 1 yếu tố duy nhất là nước.
- Phương pháp luận biện chứng: hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu đen và hạt mưa rơi xuống.
-Phương pháp luận siêu hình: hiện tượng mưa là do Ngọc hoàng sai Long Vương phun nước xuống hạ giới.
2 phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
- Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách
3 Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng:
+ Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng
+ Trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
Ví dụ: tre già măng mọc, không ai tắm hai lần trên một dòng sông
- Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng:
+ Phiến diện
+ Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời không vận động, phát triển
+ Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác
VD: truyện "Thầy bói xem voi"
Câu 3 thì mình chịu