Câu 23. Tình hình Nho giáo thời Lý như thế nào? A. Nho giáo không phát triển. B. Nho giáo trở thành quốc giáo. C. Nho giáo phát triển. D. Nho giáo bị hạn chế. Câu 24. Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào? A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo. C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng. D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật. Câu 25: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là: A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Chu Văn An C. Nguyễn Đình Chiểu D. Lê Quý Đôn Câu 26. Em hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ? A. 81 bia. B. 82 bia. C. 84 bia. D. 90 bia Câu 27: Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” - quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 có tên là gì? A. Làng Nhị Khê. B. Làng Mai Động. C. Làng Đường Lâm. D.Làng Triều Khúc Câu 28: Bạn cho biết Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào? A. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. B. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô. C. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội. D.Kỷ niệm 200 năm Thăng Long - Hà Nội. CÂU 29: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào? A. Năm 1009. B. Năm 1010. C. Năm 1011. D. Năm 1100 Câu 30: Bốn di tích của kinh thành Thăng Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4 phương của kinh thành, còn được gọi là “Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích nào? A. Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim Ngưu, Đền Vệ Quốc. B. Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù Ủng, Đền Yên Thành. C. Quán Trấn Vũ (nay là Đền Quán Thánh) , Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

2 câu trả lời

Câu 23: C

Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Thời Trần nhiều trường học được mở ra, nội dung học tập là chữ Nho và các sách kinh sử.

Câu 24: A

Đến thời Trần, Phật giáo vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu kể cả giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

Câu 25: B

Chu văn An sinh năm Nhâm Thìn (1292) đời vua Trần Nhân Tông, được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Ông từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Các thầy giáo còn lại nổi tiếng trong giai đoạn sau.

Câu 26: B

Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ).

Câu 27: C

Làng Đường Lâm nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” - quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006.

Câu 28: A

Câu 29: B

Sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ đã có một quyết định rất quan trọng đối với vương triều Lý và với cả dân tộc lúc bấy giờ là dời kinh đô từ Hoa Lư (Trường Yên, Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là kinh thành Thăng Long

Câu 30: C

Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi đền: Đền Bạch Mã trấn phía Đông; Đền Voi Phục trấn phía Tây; Đền Kim Liên trấn phía Nam; Đền Quán Thánh trấn phía Bắc. Cả 4 ngôi đền: Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục, Đền Kim Liên, Đền Quánh Thánh đều thờ một vị thần thiêng và trấn giữ những vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long.

Cho mk 5 sao và ctrlhn nha. Thanks.

Câu 23:C

Câu 24: A

Câu 25: B

Câu 26: B

Câu 27: A

Câu 28: A

Câu 29: B

Câu 30: C