Câu 20: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy. C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan. Câu 21: Thuộc tính chung nhất của vận động là gì? A. Sự biến đối nói chung. B. Sự thay đổi vị trí. C. Sự thay đổi hình dáng. D. Sự chuyển động của các nguyên tử. Câu 22: Nội dung nào dưới đây phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi nói về vận động? A. Sự vật và hiện tượng lặp đi lặp lại. B. Sự vật và hiện tượng không biến đổi. C. Sự vật và hiện tượng phụ thuộc vào con người. D. Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi. Câu 23: Triết học Mác - Lê nin quan niệm, đối với các sự vật và hiện tượng vận động là A. cách thức diệt vong. B. kết quả tác động từ bên ngoài. C. sự hóa đổi vị trí của các vật. D. sự biến đổi nói chung. Câu 24: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Khái quát và cơ bản. B. Vận động và phát triển C. Phong phú và đa dạng. D. Phổ biến và đa dạng Câu 25: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là thuộc tính vốn có, mà nó còn là A. phương thức tồn tại. B. cách thức diệt vong. C. quan hệ tăng trưởng. D. lý do tồn tại. Câu 26: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là phương thức tồn tại, mà nó còn là A. thuộc tính vốn có. B. thuộc tính bất diệt. C. cách thức biểu đạt. D. lý do tồn tại. Câu 27: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng. Câu 28: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. C. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. D. Cây khô héo mục nát. Câu 29: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là A. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ B. cái mới ra đời giống như cái cũ C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ D. cái mới ra đời thay thế cái cũ Câu 30: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn. Câu 31: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái như thế nào? A. Bất biến, vĩnh cửu. B. Vận động, biến đổi . C. Vận động cao nhất. D. Không vận động. Câu 32: Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày theo trâu...Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày. Và bao cô gái đang ngồi máy cấy. Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Thế giới quan Câu 33: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái như thế nào? A. Bất biến, vĩnh cửu. B. Vận động, biến đổi . C. Vận động cao nhất. D. Không vận động. Câu 34: Hiểu được khái niệm về vận động, phát triển của Triết học duy vật biện chứng giúp con người tránh được quan niệm nào dưới đây khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan? A. Khách quan. B. Tiến bộ. C. Bảo thủ. D. Công bằng.

1 câu trả lời

Câu 20: A. thế giới vật chất.

Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất.

Câu 21: A. Sự biến đối nói chung.

Thuộc tính chung nhất của vận động là Sự biến đối nói chung.

Câu 22: D. Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi.

Nội dung phù hợp: Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi.

Câu 23: D. sự biến đổi nói chung.

Triết học Mác - Lê nin quan niệm, đối với các sự vật và hiện tượng vận động là sự biến đổi nói chung.

Câu 24: B. Vận động và phát triển

Sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính Vận động và phát triển

Câu 25: A. phương thức tồn tại.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là thuộc tính vốn có, mà nó còn là phương thức tồn tại.

Câu 26: A. thuộc tính vốn có.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là phương thức tồn tại, mà nó còn là thuộc tính vốn có.

Câu 27: C. vận động.

Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là vận động.

Câu 28: A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào

Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào là sự phát triển.

Câu 29: C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ

Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ

Câu 30: A. tiến lên.

Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên.

Câu 31: B. Vận động, biến đổi .

Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi .

Câu 32: C. Phát triển.

Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là Phát triển.

Câu 33: B. Vận động, biến đổi .

Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái Vận động, biến đổi .

Câu 34: C. Bảo thủ.

Hiểu được khái niệm về vận động, phát triển của Triết học duy vật biện chứng giúp con người tránh được quan niệm Bảo thủ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước