Câu 2: Nêu khái niệm lực? Lấy ví dụ về lực? Câu 3: Nêu các tác dụng của lực? Lấy ví dụ? Câu 4:Dụng cụ đo lực? Đơn vị đo lực? Cấu tạo lực kế? Câu 5: Nêu các bước tiến hành đo lực? Câu 6: Cách biểu diễn lực? Câu 7: Thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? Lấy ví dụ cụ thể? Câu 8: Nêu các cực của nam châm? Tương tác giữa các cực của nam châm?
2 câu trả lời
Câu 2.lực được mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.Vd: lực đẩy , lực kéo , lực mà sát ,...
Câu 3. Lực có tác dụng là giúp ta kéo , giữ,... một vật
ví dụ về lực:
Em đẩy 1 cái xe ra xa mình. Em đã tác dụng 1 lực đẩy vào chiếc xe. Kết quả chiếc xe văng xa khỏi em.
Kéo 1 cuốn sách lại gần. Em tác dụng 1 lực kéo vào cuốn sách. Cuốn sách lại gần em hơn
Câu 4.Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
- Ví dụ: Tác dụng lực vào quả bóng đang đứng yên trên đất làm nó chuyển động
Câu 5. Đó lực gồm có 3 bước.
Bước 1: Ước lượng độ lớn lực cần đo.
Bước 2: Chọn lực kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp
Bước 3: Tiến hành đo.
Câu 6 .Để biểu diễn lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật, gọi là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
Ví dụ:
Lực kéo tác dụng vào một vật trên bàn nằm ngang.
Mũi tên có gốc tại vật, hay điểm đặt của lực tại vật, có phương nằm ngang, có chiều từ trái sang phải, độ dài mũi tên là biểu thị độ lớn của lực.
Câu 7.lực tiếp xúc là:
-Lực một vật đang chuyển động đến va chạm với một vật khác.
-Lực hai đội kéo co tác dụng vào dây.
-Tay bóp vào quả bóng, hay kéo giãn một chiếc lò xo, làm cho chúng biến dạng. Khi bỏ tay ra thì vật trở lại hình dạng ban đầu, ta nói vật có tính đàn hồi.
-Khi vật đàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.
Lực ko tiếp xúc là:
Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng không tiếp xúc nhau được gọi là lực không tiếp xúc.
Ví dụ: lực nam châm hút một số vật bằng sắt.
Nam châm có hai cực là cực Bắc (N) và cực Nam (S). Nếu đưa các cực cùng tên lại gần nhau thì chúng đẩy nhau, còn các cực khác tên thì hút nhau.
Lực hút tăng lên khi khoảng cách giữa hai nam châm càng gần.
Câu 8. -Mỗi nam châm đều có hai từ cực,cực Bắc và cực Nam.
-Khi đặt hai nam châm gần nhau thì :
- Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau.
- Các từ cực khác tên thì hút nhau.
Ctlhn nha
Đáp án:
Lực được mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.
Vd: Kéo 1 cuốn sách lại gần. Em tác dụng 1 lực kéo vào cuốn sách. Cuốn sách lại gần em hơn.
Giải thích các bước giải: