Câu 2: Hãy giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu và nhiều đới như vậy? Trong đó kiểu khí hậu nào được xem là phổ biến nhất? Vì sao? Câu 4: Trình bày các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á. Chúng có những thuận lợi và khó khăn gì? Câu 5: Cho biết hướng gió về mùa đông và mùa hạ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Câu 11: Trình bày phạm vi lãnh thoỏ, đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á. Câu 12: Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển kinh tế của một số quốc gia ở Đông Á.

1 câu trả lời

C2: 

 - khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu và nhiều đới như vậy là do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

- Có các dãy núi và sơn nguyên cao , ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa 

- Trên núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo độ cao.

- Trong đó kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu gió mùa dc xem là phổ biến nhất

C4: 

- Rừng lá kim ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
- Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á
- Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.

- Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.

- Đài nguyên: Bắc Á.

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt,...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng,... rất dồi dào
- Thiên nhiên châu Á  gây nhiều khó khăn cho con người :

- Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á gây thiệt hại nặng nề về con người 
- Những vùng núi cao, hiểm trở , các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ gây trở ngại cho việc giao lưu giữa các vùng.

C5: 

- Mùa đông :
+ Đông Á: Tây Bắc – Đông Nam 
+ Đông Nam Á: Đông Bắc-Tây Nam 

- Mùa hạ : 

+Đông Á: Đông Nam – Tây Bắc 
+Đông Nam Á: Tây Nam – Đông Bắc 
C11:

- Phạm vi khu vực Đông Á

- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận: 

+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

* Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình và sông ngòi

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi : 

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Khí hậu và cảnh quan

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

C12: 

- Trung Quốc.

+ Là nước đông dân nhất thế giới: 1,44 tỉ dân (năm 2020).

+ Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước  phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú

- Nhật Bản.

- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.

- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.

- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.

                                 #Study well <3