Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là : lưu í khoanh đáp án ko làm đc bỏ qua A. Giá trị cuối cùng trên thước. B. Giá trị nhỏ nhất trên thước. C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 3 : Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 5 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là: A. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm. B. GHĐ 30cm; ĐCNN 2 mm. C. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm. D. GHĐ 30 cm; ĐCNN 5 mm. Câu 4: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài? A. Thước dây      B. Thước mét C. Thước kẹp       D. Compa Câu 5: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo: A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. C. Thước đo nào cũng được. D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động: A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. B. Đặt mắt nhìn lệch. C. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 7.Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng: A. 6,6 cm       B. 6,5 cm C. 6,8 cm      D. 6,4 cm Câu 8 .Chọn câu trả lời đúng Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm .ĐCNN của thước đó là: A. 1 mm B. 2 mm C. 3 mm D. 4 mm Câu 9: Chọn câu đúng: 1 kilogam là: A. Khối lượng của một lít nước. B. Khối lượng của một lượng vàng. C. Khối lượng của một vật bất kì. D. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp. Câu 10 : Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam? A.4980.        B. 3620.           C.4300.       D.5800. Câu 11:Xác định GHĐ và ĐCNN của cân hình dưới đây? A. GHĐ 30kg và ĐCNN 0,1 kg.          B. GHĐ 30kg và ĐCNN 1 kg. C. GHĐ 15kg và ĐCNN 0,1 kg. D. GHĐ 15kg và ĐCNN 1 kg.                Câu 12 :Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Thước.          B. Đồng hồ.       C.Cân.       D. lực kế. Câu 13. Để đo thời gian người ta dùng: A. Thước B. Đồng hồ C. Cân D. Tivi Câu 14. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định (5) Thực hiện phép đo thời gian Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (2), (5), (4), (1) C. (2), (3), (1), (5), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4) Câu 15. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ treo tường B. Đồng hồ cát C. Đồng hồ đeo tay D. Đồng hồ bấm giây Câu 16. Khi đo thời gian đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian: A. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đến đích B. Từ lúc bà đi được 1 bước tới khi bà về tới đích C. Bà đi được bộ được 25m rồi nhân đôi D. Bà đi bộ 100m rồi chia đôi 2. TỰ LUẬN Câu 1: Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg. Câu 2: Có một cái cân đồng hổ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân a ( Hộp quả cân a là hộp cân có chứa các quả cân nhỏ bên trong mà trên mỗi quả cân có ghi sẵn khối lượng). Câu 3 : Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. Câu 4 : An nói rằng: "Khi mượn nhiệt kế ỵ tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng." Nói như thế có đúng không? Câu 5 : Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau: ⦁ Hà Nội: Nhiệt độ từ 15 °c đến 28 °c. ⦁ Nghệ An: Nhiệt độ từ 20 °c đến 30°c. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Farenhai ( 0F) Câu 6: Cho hình sau: ⦁ Quan sát hai hình chia độ ở hình bên và cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của mỗi bình. ⦁ Người ta đổ cùng một lượng chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình. ⦁ Theo em thì bình nào đo chính xác hơn? Câu 7: Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? Xác định độ chia nhỏ nhất của thước bên dưới. Thanh kim loại ở hình vẽ bên dưới có độ dài bao nhiêu cm?

1 câu trả lời

Đáp án:

C2 : B

C3 : C

C4 : D

C5 : A

C6 : D

C7 : A

C8 : A

C9 : D

C10 : B

C11 : A

C12 : C

C13 : B

C14 : C

C15 : D

C16 : A

Tự luận

C1:

1. San hết gạo trong bao lên 2 đĩa cân, mỗi đĩa có 5kg gạo

2. Đặt hết số gạo ở đĩa trái xuống.

Đặt quả cân 4kg lên.

San bớt gạo ở đĩa phải, số gạo san bớt chính bằng 1kg

C2:

Đặt vật cân lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chi đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.

C3:

Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học,ta sử dụng đồng hồ bấm giây vì đồng hồ này có thể giúp ta tính đc thời gian hợp lí và chuẩn nhất

C4:

Không đúng, nhiệt kế y tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa là 420C, nếu nhúng vào nước sôi 100 0C thì nhiệt kế sẽ bị hỏng.

C7:

- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.

    Có mấy câu milk ko lm đc

    Nhưng chúc bạn học tốt nhé