Câu 2 (1,5 điểm): Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của Chính sách kinh tế mới của Mĩ? Câu 3 (1,5 điểm): So sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917? Câu 4: (2,75 điểm): Vì sao Hít-le lại công các nước châu Âu trước? Suy nghĩ của em về chiến tranh đối với loài người

2 câu trả lời

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.
 
Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
 
Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.
 
Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 Mĩ đã thực hiện biện pháp:

- Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra chính sách kinh tế mới.

- Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Tác dụng: Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

Câu 3:

- Lãnh đạo
+ CM tháng 2: Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản
+ CM tháng 10: Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin.
- Lực lượng tham gia
+ CM tháng 2 : công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích.
+ CM tháng 10 : quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân.
- Mục đích
+ CM tháng 2 : là cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản..
+ CM tháng 10 : là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.
- Tính chất
+ CM tháng 2 : Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ CM tháng 10 : là CM xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: 

- Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện "Giu-li-vơ du kí", xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lương đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

- Chiến tranh gây ra hậu quả nghiêm trọng
+ Về người : Người chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.
+ Về tài sản :phá hoại tài sản nhân loại đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được.
+ Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác.
+ Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.
+Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
+ Ảnh hưởng lớn tới an ninh, mối quan hệ giữa 2 bên.

*CHÚC BẠN HỌC TỐT*

                                                               _chaoxin15124_