Câu 1:Về bài thơ ông đồ(vũ đình liên)trl các câu sau b)có ý kiến cho răng"bài thơ ông đồ(Vũ Đình liên) là lời cảm thương bình dị mà sâu lắng đến vô cùng) E hỉu ý kiến trên như thế nào?(Viết thành đoạn văn ngắn từ 5-7 câu)

2 câu trả lời

  Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên có ý kiến cho răng bài thơ là lời cảm thương bình dị mà sâu lắng đến vô cùng. Thật vậy hình ảnh ông đồ ở thời kỳ suy vi trong bài thơ “Ông đồ” đặc sắc được tác giả vẽ nên đầy bình dị nhưng mang chất buồn sâu sắc. Tác giả cảm thương cho tài năng của ông đồ. Qua sự thất thế của ông đồ ta thật buồn cho một thời vang bóng nay đã không còn nữa. Vị thế của ông nay đã không vững chắc như xưa. . Ông đồ đã từng được chào đón và cũng đã bị lãng quên bỏ rơi. Đó không chỉ là sự ra đi của một ông đồ mà còn là sự suy tàn của cả một thê hệ biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. Lời bài thơ khôgn có từ ngữ mang tính chất buồn hẳn nhưng tất cả jết hợp với nhau tạo được sự sau lắng vo cùng.

Để cảm nhận được bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, các em cần phải có một số hiểu biết nhất định về “ông đồ” và nghệ thuật thư pháp thời xưa. Trả lời đúng câu hỏi này là đã có được cơ sở cần thiết để hiểu bài thơ.

Ông đồ là người dạy chữ nho ngày xưa. Khi nền Hán học còn thịnh thì ông đồ dù không đỗ đạt, không làm quan, chỉ sống bằng nghề dạy học, ông vẫn luôn được xã hội trọng vọng.

Chữ nho là thứ chữ tượng hình, viết bằng bút lông mềm mại, có một vẻ đẹp riêng. Cá tính và nhân cách của người viết nhiều khi thể hiện ngay trên nét chữ. Viết chữ đẹp từ xưa đã trở thành một môn nghệ thuật.

Dán chữ, treo câu đối chữ nho – nhất là trong những ngày Tết – là một nét sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam từ xưa. Tết đến, người ta thường mua chữ hoặc xin chữ. Người bán chữ hoặc cho chữ thường viết lên tờ giấy, mảnh lụa hay phiến gỗ,… để chủ nhân mang về làm vật trang trí trong nhà. Chữ viết phải đẹp và ý nghĩa của chữ phải sâu sắc, hợp tình, hợp cảnh. Cách viết chữ nho đẹp trở thành một bộ môn nghệ thuật gọi là thư pháp. Và người có tài viết chữ đẹp rất được kính trọng. Cao Bá Quát (thế kỉ XIX) là một trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp