câu 1Tại sao nói cuộc CM ở Nga là cuộc CM dân chủ TS kiểu mới? câu 2 Nhận xét của em về chính sách thống trị của TD Anh và hậu quả của nó đối với Ân Độ Câu 3 NX về tình hình chung ở các nước DNA cuối TK XIX đầu TK XX

1 câu trả lời

1. Nói cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới , vì:

- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

- Soi vào cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga, ta có:

+ Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

+ Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích của giai cấp vô sản.

+ Lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân.

+ Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555

Xô viết). Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng Hoà.

+ Khuynh hướng phát triển: do 2 chính quyền cùng song song tồn tại, nước Nga cần tiến hành thêm 1 cuộc cách mạng vô sản nữa là CM tháng Mười.

2. Chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ân Độ:

* Chính sách thống trị:

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn. Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận.

- Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa,...

* Hậu quả:

- Kinh tế giảm sút, bần cùng.

- Đời sống nhân dân người dân cực khổ.

=> Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

3. Tình hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

- Các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.

=> Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.