Câu 1:Phân biệt 2 ciểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Câu 2:Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á Câu 3:Đặc điểm kinh tế và xã hội của các nước châu Á hiện nay

2 câu trả lời

Câu 1:

Khí hậu gió mùa:

-Mùa đông:Lạnh,khô,mưa ít

-Mùa hạ:Nóng,ẩm,mưa nhiều

Khí hậu lục địa:

-Mùa đông:Lạnh,khô,mưa ít

-Mùa hạ:Nóng,ẩm,mưa nhiều

Câu 2:

Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:

-Có rất nhiều sông nhưng phân bố không đều

Câu 3:

Đặc điểm kinh tế và xã hội của các nước châu Á hiện nay

+Nhiều chuyển biến mạnh mẽ

+Xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật và một số công nghiệp mới

+Sự kinh tế-xã hội không đều 

+Nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp

+Nhân dân rất nghèo,chưa duy trì hết

Câu 1 :

 Các kiểu khí hậu gió mùa

- Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông Nam Á.

- Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á.

- Đặc trưng của khí hậu gió mùa:

+ Mùa đông gió từ nội địa thổi ra, khô và lạnh.

+ Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và mưa nhiều

* Các kiểu khí hậu lục địa

- Phân bố: trung tâm châu Á và khu vực Tây Nam Á

- Đặc trưng:

+ Mùa đông rất lạnh, khô.

+ Mùa hè rất nóng, khô.

+ Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triể

Câu 2 :

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
  • Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Câu 3 :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm