Câu 1:Ở cơ thể người cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ? A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 2: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ? A. Cơ hoành B. Cơ ức đòn chũm C. Cơ liên sườn D. Cơ nhị đầu Câu 3: Để luyện tập TDTT có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Tập luyện thể thao vừa sức. B. Có những bài khởi động chân tay và các khớp trước khi vào luyện tập. C. Kiên trì luyện tập thường xuyên hàng ngày D. Thực hiện theo tất cả các phương án đưa ra. Câu 4: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ? A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào C. Tổng hợp prôtêin D. Tham gia vào quá trình phân bào Câu 5: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là A. Co và dãn. B. Gấp và duỗi. C. Phồng và xẹp. D. Kéo và đẩy. Câu 6: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi. Câu 7: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ? A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ? A. Hình đĩa, lõm hai mặt. B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán. C. Màu đỏ hồng. D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí. Câu 9. Cho các loại bạch cầu sau : 1. Bạch cầu mônô 2. Bạch cầu trung tính 3. Bạch cầu ưa axit 4. Bạch cầu ưa kiềm 5. Bạch cầu limphô Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 10: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+ Câu 11. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ? A. Prôtêin độc B. Kháng thể C. Kháng nguyên D. Kháng sinh Câu 12. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A

1 câu trả lời

Câu 1: Ở cơ thể người cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?

A. Bóng đái

B. Phổi

C. Thận

D. Dạ dày

Giải thích: Ở ảnh minh họa bạn nhé

Câu 2: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?

A. Cơ hoành

B. Cơ ức đòn chũm

C. Cơ liên sườn

D. Cơ nhị đầu

Giải thích: Ở ảnh minh họa bạn nhé

Câu 3: Để luyện tập TDTT có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tập luyện thể thao vừa sức.

B. Có những bài khởi động chân tay và các khớp trước khi vào luyện tập.

C. Kiên trì luyện tập thường xuyên hàng ngày

D. Thực hiện theo tất cả các phương án đưa ra.

Câu 4: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể

B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Tham gia vào quá trình phân bào

Giải thích: Trong tế bào, ti thể tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 5: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

A. Co và dãn.

B. Gấp và duỗi.

C. Phồng và xẹp.

D. Kéo và đẩy.

Giải thích:

Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là co và dãn.

+ Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại → bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang

+ Cơ bám vào hai xương qua khóp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.

+ Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

Câu 6: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về

A. vòng phản xạ.

B. cung phản xạ

C. phản xạ không điều kiện.

D. sự thích nghi.

Giải thích:

Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi (xung thần kinh hướng tâm ngược từ cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng về trung ương thần kinh).

- Người này giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới là đã hoàn thành một cung phản xạ. Sau đó hành động kiễng chân lên đó là phản hồi của cơ thể trả lời thông tin cung phản xạ phía trên. vì vậy đây là một vòng phản xạ.

Câu 7: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

A. 75%

B. 60%

C. 45%

D. 55%

Giải thích: Trong máu, huyết tương chiếm 55% về thể tích.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt.

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.

C. Màu đỏ hồng.

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.

Giải thích: Hồng cầu người chỉ có nhân lúc mới được sinh ra, khi hồng cầu đi vào hoạt động thì không có nhân.

Câu 9. Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Giải thích:

Chỉ có bạch cầu trung tính và bạch cầu mono tham gia vào thực bào.

Có 3 loại bạch cầu còn lại không tham gia vào hoạt động thực bào

Câu 10: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-

B. Ca2+

C. Na+

D. Ba2+

Giải thích: Khi mạch máu bị nứt vỡ, Ca2+ sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông

Câu 11. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Giải thích:

Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự bảo vệ của các tế bào lympho B thì sẽ gây nhiễm cho cơ thể. Khi đó sẽ gặp hoạt động bảo vệ của các tế bào lympho T (loại T CD8+)

Cơ chế: Tế bào lympho T nhận biết vi khuẩn, virut è Tiết các protein đặc hữu có khả năng làm thủng màng tế bào bị nhiễm bệnh è Tế bào phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh

Câu 12. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Giải thích: Nhóm máu O không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.

$_So Said Sunnyz_$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm