Câu 1:Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh: if (45 mod 3 ) = 0 then X :=X+2; ( Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5) A.5 B.9 C.7 D.11 Câu 2:Ta có 2 lệnh sau: x:= 8; If x>5 then x := x +1; Giá trị của x là bao nhiêu? A.5 C.9 B.8 D.6 Câu 3:Các câu lệnh Pascal nào sau đây được viết đúng: A. If x:= 5 then a = b; B. If x > 4; then a:= b; C. If x > 4 then a:=b else m:=n; D. If x > 4 then a:=b; else m:=n; Câu 4:Để tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b thì ta viết: A. Max:=a; If b>Max then Max:=b; B. If a>b then Max:=a else Max:=b; C. Max:=b; If a>Max then Max:=a; D. Cả 3 câu đều đúng. Câu 5:Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau : A. if A <= B then X := A else X := B; B. if A < B then X := A; C. X := B; if A < B then X := A; D. if A < B then X := A else X := B; Câu 6: IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5; Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào? A.0 B.5 C.8 D.3 Câu 7:Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau: A. If x : = a + b then x : = x + 1; B. If a > b then max = a; C. If a > b then max : = a else max : = b; D. If 5 := 6 then x : = 100; Câu 8:Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:    X:= 10;    IF (91 mod 3 ) = 0 then X :=X+20; A.10 B.30 C.2 D.1 Câu 9:Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do: A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu Câu 10:Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước? A. Giặt tới khi sạch B. Học bài cho tới khi thuộc bài C. Gọi điện tới khi có người nghe máy D. Ngày đánh răng 2 lần Câu 11:Câu lệnh For..to..do kết thúc : A. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị cuối B. Khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối C. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu D. Khi biến đếm lớn hơn giá trị đầu Câu 12:Với ngôn ngữ lập trình Passcal câu lệnh lặp for i:=1 to 10 do x:=x+1; thì biến đếm i phải được khai báo là kiểu dữ liệu nào? A. Integer B. Real C. String D. Tất cả các kiểu trên đều được Câu 13:Xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100 1 100 99  Tất cả đều sai Câu 14:Trong lệnh lặp For – do: A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối

1 câu trả lời

Câu `1`

`-` Ta có `45` mod `3 =0` ( phép lấy dư) `->` đúng nên thực hiện câu lệnh sau then `->` `x= x + 2 = 5 +2 =7`

`=>` Đáp án `C`
Câu `2`
`-` Ta có `8 > 5` nên ta thực hiện câu lệnh sau Then là `x= x+1 = 8 +1 =9 ;`
`=>` Đáp án `B`
Câu `3`
`-` Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là: IF `<` điều kiện `>` THEN `<` câu lệnh `>;`
`-` Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là: IF `<` điều kiện `>` THEN `<` câu lệnh `1>` ELSE `<` câu lệnh `2>;`

`-` Trong đó điều kiện là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như `>, <, >=, <=, <>.`

`=>` Đáp án `C`

Câu `4`
`-` Trong câu `A, C` sử dụng lệnh gán và cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

`-` Câu `B` dử dụng cấu trúc dạng đủ.
`=>` Đáp án `D`
Câu `5`

`-` Câu lệnh if `A < B` then `X := A ; ->` chỉ đưa ra được trường hợp `A<B` còn trường hợp `A> B` thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.
`=>` Đáp án `B`
Câu `6`
`-` Ta có `0 < 8` nên điều kiện `a>8` là sai vậy sẽ thực hiện câu lệnh sau Else `->` `b=5;`

`=>` Đáp án `B`

Câu `7`

-Theo sau If là các phép toán điều kiện. Các phép toán điều kiện như `>, <, >=, <=, <> ->` loại `A, D`

Phép gán phải là dấu `:= ->` loại `B`

Vậy câu lệnh If `a > b` then max `: = a` else max `: = b;` là đúng

`=>` Đáp án `C`
Câu `8`
`-` Ta có `91: 3` dư `1` nên không thực hiện câu lệnh sau then. Vậy `X` vẫn nhận giá trị ban đầu là `10`

`=>` Đáp án `A`
Câu `9`
`-` Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For `–` do cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối. Biến đếm là biến đơn, thường là kiểu nguyên.

`=>` Đáp án `A`
Câu `10`

`-` Hoạt động ngày đánh răng `2` lần là lặp với số lần lặp biết trước vì ngày nào cũng như ngày nào mình đều đánh răng `2` lần.

`=>` Đáp án `D`
Câu `11`
`-` Câu lệnh For..to..do kết thúc khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Vì biến đếm chỉ có thể chạy từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

`=>` Đáp án `B`
Câu `12`
`-` Cú pháp câu lệnh lặp:

For `<` biến đếm `> := <` giá trị đầu `>` to `<` giá trị cuối `>` do `<` câu lệnh `>`

Trong đó : biến đếm phải là kiểu nguyên ( Integer)

`=>` Đáp án `A`

Câu `13`
`-` Xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ `1` đến `100`. Số vòng lặp của bài toán được tính `=` giá trị cuối `-` giá trị đầu `+ 1 = 100 - 1 + 1 =100` vòng
`=>` Đáp án `B`
Câu `14`
`-` Trong lệnh lặp For `–` do Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.

`=>` Đáp án `B`

$#Rin$