Câu 1:Câu văn tóm tắt nội dung bài thơ Khi con tu hú? Câu 2:Phân tích tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối (Trong bài Khi con tu hú)

2 câu trả lời

câu 2 : - Trong bốn câu thơ cuối tâm trạng người tù - chiến sĩ hiện lên với giọng điệu bực bội nhấn mạnh các từ ngữ cảm thán như: hè ôi, làm sao, hết uất thôi. Cùng với động từ muốn, đạp. Tất cả những điều đó cho thấy tâm trạng bực bội, bức bối của người tù, kháo khát tự do, khao khát được sống.

câu 1: Khi con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia. Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.

1. Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt ấy, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu đời, khao khát tự do.

2. Tâm trạng người tù ở thực tại (4 câu cuối)

- Động từ mạnh : dậy, đạp tan, ngột, chết uất

- Thán từ: ôi, làm sao, thôi

- Ẩn dụ : đạp tan phòng = Phá tan xiềng xích nô lệ

- Ngắt nhịp bất thường : câu 8(6/2), câu 9(3/3)

-> Tâm trạng : đau khổ, u uất, ngột ngạt

=> Niềm khao khát tự do cháy bỏng, muốn đạp tan căn phòng để ra với thế giới bên ngoài