Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học? A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.        B. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự đấu tranh với nhau. C. Các mặt đối lập của mâu thuẫn có sự thống nhất với nhau. D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập. Câu 20. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Trong Triết học gọi là A. quy luật tồn tại của sinh vật.        B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập. C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.        D. quy luật đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Câu 21. Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay? A. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục.        B. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục. C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.        D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 22. Theo quan điểm của Triết học, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. khác biệt nhau, không có mối quan hệ với nhau.        B. đấu tranh lẫn nhau, không tồn tại cùng nhau được C. vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. D. chỉ có điểm khác biệt, không có điểm tương đồng. Câu 23. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả là A. Sự vật, hiện tượng mới ra đời.                B. Các mặt đối lập bị tiêu vong. C. Sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn.            D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 24. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau là trong Triết học gọi là A. sự tương đồng giữa hai mặt đối lập.            B. sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. C. sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.                D. sự chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. Câu 25. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học duy vật biện chứng? A. Các mặt đối lập luôn tác động lẫn nhau.            B. Các mặt đối lập tồn tại độc lập với nhau. C. Các mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.            D. Các mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau. Câu 26. Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Trong Triết học gọi là A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.        B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.            D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 27. Quá trình thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, xét đến cùng là sự đấu tranh giữa A. cái tiến bộ và cái lạc hậu.                    B. quá khứ và hiện tại. C. niềm tin và lương tâm.                    D. cái chung và cái riêng.

1 câu trả lời

19 A: bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. 20 B: sự đồng nhất giữa các mặt đối lập. 21 B: giữ gìn, tôn trọng những hủ tục. 22 C: vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. 23 A: sự vật, hiện tượng mới là đời. 24 B: sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. 25 bó tay 26 A: khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội. 27 bó tay luôn Thật sự xl bạn vì hai câu ko làm đc!!!
Câu hỏi trong lớp Xem thêm