Câu 16:Nước đá,hơi nước,nước có đặc điểm nào chung sau đây? A. Cùng một thể. C. Cùng khối lượng và trọng lượng riêng. B. Cùng một chất. D.Không có chung cả ba đặc điểm trên. Câu 17:Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy là -39oC và nhiệt độ sôi là 357oC.Khi trong phòng có nhiệt độ là 30oC thì thủy ngân A. Chỉ tồn tại ở thể lỏng. C. chỉ tồn tại ở thể hơi. B. Tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi. D. Tồn tại ở cả ba thể lỏng,thể rắn và thể hơi. Câu 18: Sự sôi có tính chất nào sau đây? A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng. B. Khi đang sôi,nếu tiếp tục đun,nhiệt độ chất lỏng không thay đổi. C. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng. D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng Câu 19: Hiện tượng nào sau đây không thể xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng sắt? Chọn phương án đúng nhất. A. Khối lượng quả cầu giảm. B. Khối lượng riêng của quả cầu giảm. C.Thể tích của quả cầu tăng. D.Trọng lượng riêng của quả cầu giảm. Câu 20: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A.Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thuỷ ngân. D.Cả ba nhiệt kế đều không dùng được. Câu 21: Hãy chọn câu đúng trong các trường hợp sau:Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 20 0C đến 0 0C thì: A .Khối lượng của nước tăng,khối lượng riêng của nước cũng tăng. B .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riệng của nước tăng. C .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riêng của nước giảm. D .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riêng của nước tăng,sau đó lại giảm. Câu 22. Sự dãn nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt vì khi nhiệt độ của nước: A. tăng từ 40C đến 1000C thì nước nở ra. B. giảm từ 40C đến 00C thì nước sẽ co lại. C. tăng từ 00C đến 40C thì nước sẽ co lại. D. giảm từ 1000C đến 40C thì nước sẽ co lại. Câu 23. Trong sự nở vì nhiệt của khí oxi, không khí và hơi nước thì: A. khí oxi nở vì nhiệt nhiều nhất. B. không khí nở vì nhiệt ít nhất. C. hơi nước nở vì nhiệt nhiều nhất. D. cả ba chất nở vì nhiệt giống nhau. Câu 24. Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc nào sau đây là đúng? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Câu 25. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. chỉ phụ thuộc vào gió. C. chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 26. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Nguyên nhân do đâu? A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại. B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài. C. Vì hơi nước trong không khí gần thành cốc lạnh, nên ngưng tụ ngay trên thành cốc. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 27: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó? A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên. Câu 28: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. Câu 29: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 30: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.

2 câu trả lời

Đáp án:

16. B

17. B

18. B

19. D 

20. C

21. C

22. C

23. D

24. C

25. D

.

26. C

27. B

28. B

29. B

30. B

 

 

16. B

  Nước đá,hơi nước,nước có đặc điểm nào chung là cùng một chất.

17. B

Khi trong phòng có nhiệt độ là 30oC thì thủy ngân tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi.

18. B

Sự sôi có tính chất: Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

19. D (hoặc A)

Khi nung nóng một vật rắn, khối lượng vật không đổi nhưng thể tích tăng lên nên khối lượng riêng của vật giảm. Vì đây là câu hỏi về hiện tượng không thể xảy ra nên ta chọn D (hoặc A)

20. C

Vì băng phiến nóng chảy ở 80oC mà nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 100oC.

21. C

→ Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 20 0C đến 0 0C thì Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm

22. C

Ta nói sự giãn nở vì nhiệt của nước đặt biệt là vì khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại nhưng không nở ra. Nước chỉ nở ra khi nhiệt độ từ 4oC trở lên.

23. D

→  Khí Oxi, không khí và hơi nước nở vì nhiệt như nhau dựa vào nguyên tắc về sự nở vì nhiệt của chất khí (Hơi nước là trạng thái khí của nước)

24. C

Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc sự dãn nở vì nhiệt của các chất

25. D

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

26. C

Vì hơi nước trong không khí gần thành cốc lạnh, nên ngưng tụ ngay trên thành cốc.

27. B

Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn để khi có sự dãn nở con lăn sẽ di chuyển, tránh hiện tượng bị cong do tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

28. B

→Các chất rắn đều nở ra nóng lên và co lại khi lạnh đi.

29. B

→Các chất rắn đều nở ra nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi dãn nở, thể tích của vật tăng chứ khối lượng của vật vẫn không thay đổi.

30. B

→Vì khi làm nóng cổ lọ, cổ lọ sẽ dãn nở theo sự rãn nở vì nhiệt của chất rắn (nút thủy tinh cũng rãn nở nhưng không đáng kể), lúc này, nút thủy tinh sẽ dễ dàng được lấy ra

@hebishiro

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

tlhn nếu thấy hay nha!