Câu 16. Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ không văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan điểm nào sau đây trong Triết học? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Phương pháp luận biện chứng. D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 17. “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan? A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Lịch sử. D. Văn hóa. Câu 18: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. D. Vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả. C. Sự hình thành và phát triển của xã hội. D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. Câu 20. Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về A. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. B. khoa học, được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau. C. thế giới, được hình thành và phát triển trong lịch sử. D. xã hội loài người, được ghi chép lại thành hệ thống. Câu 21. Thế giới quan nào dưới đây không phù hợp với khoa học, kìm hãm sự phát triển của xã hội? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan siêu hình. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan phiến diện. Câu 22. Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Phương pháp luận cụ thể. D. Phương pháp luận siêu nhiên. Câu 23. Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào trong Triết học? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan thần thoại. C. Thế giới quan cổ đại. D. Thế giới quan thần thánh. Câu 24. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất giữa thế giới quan A. duy vật và phương pháp luận biện chứng. B. duy tâm và phương pháp luận siêu hình. C. khoa học và phương pháp luận toàn diện. D. thuần túy và phương pháp luận siêu nhiên. Câu 25: Thế giới quan duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra A. giới tự nhiên. B. mọi sự vật. C. xã hội loài người. D. lịch sử thế giới. Câu 26: Phương pháp luận nào dưới đây xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng? A. Siêu hình. B. Biện chứng. C. Lịch sử. D. Lôgic. Câu 27: Nhà Triết học nào dưới đây sáng lập ra Chủ nghĩa duy vật biện chứng? A. C.Mác. B. L. Phoi–ơ-bắc. C. C.Mác và Ăng-ghen. D. C.Mác và Hê-ghen. Câu 28: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và A. vị trí của con người trong thế giới đó. B. niềm tin của con người trong thế giới đó. C. khả năng của con người trong thế giới đó. D. nhu cầu của con người trong thế giới đó. Câu 29: Anh Q và anh T vốn là hàng xóm nhưng đã xảy ra việc đánh nhau. Trước sự việc trên Chị C phán đoán anh Q và Anh T vốn đã có những hiểu lầm từ trước nên mới xảy ra sự việc trên. Anh A lại khẳng định bố anh Q trước đã từng bị đi tù vì tội đánh người gây thương tích, nên giờ anh Q đánh anh T là điều dễ hiểu. Còn anh D thở dài giá mà cả hai anh Q và T bớt nóng giận thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn trên. Theo em, ai là người có phương pháp luận siêu hình? A. Chị C. B. Chị C và anh A. C. Anh A. D. Anh D và anh A. Giúp mình với!

1 câu trả lời

Câu 16: C. Phương pháp luận biện chứng.

Câu 17: C.Duy vật

Câu 18: A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học

Câu 19: B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

Câu 20: A. Thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó

Câu 21: A. Thế giới duy tâm

Câu 22: B. Phương pháp luận siêu hình

Câu 23: A. Thế giới quan duy tâm

Câu 24: A. Duy vật và phương pháp luận biện chứng.

Câu 25: A. Giới tự nhiên

Câu 26: B. Biện chứng

Câu 27: C. C.Mác và Ăng-ghen.

Câu 28: A. Vị trí của con người trong thế giới đó.

Câu 29: B. Chị C và anh A.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước