Câu 14. Đoạn tư liệu sau chứng tỏ điều gì về tình hình kinh tế các quốc gia sơ kì trong khu vực? “Phía đông đảo Booc-nê-ô (Malaisia) đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ Phạn…Hiện vật gốm (Hán) trong những mộ táng ở Booc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời nhà Hán. Ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-túc (thế kỉ III – IV) đã phát hiện được một mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng, một đèn đồng kiểu La Mã.(Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB chính trị quốc gia – Sự thật, tr.57, 59) *

1 câu trả lời

Theo các văn bản cổ của Trung Quốc (năm 977), Ấn Độ và Nhật Bản, các thành phố duyên hải miền tây của Borneo trở thành các thương cảng vào thiên niên kỷ thứ nhất. Trong các văn bản của Trung Quốc, trong số các vật phẩm có giá trị nhất từ Borneo có vàng, long não, mai rùa, sáp ong, gỗ thơm laka, máu rồng, mây, yến sào, ngà chim mỏ sừng, sừng tê giác. Người Ấn Độ đặt tên cho Borneo là Suvarnabhumi (vùng đất vàng) và Karpuradvipa (đảo long não). Tên gọi của người Java đặt cho Borneo là Puradvipa, tức là đảo kim cương. Các phát hiện khảo cổ học tại đồng bằng châu thổ sông Sarawak cho thấy rằng khu vực là một trung tâm mậu dịch thịnh vượng giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ thế kỷ VI cho đến khoảng năm 1300.

Các cột đá có các bản khắc bằng chữ Pallava được tìm thấy tại Kutai dọc sông Mahakam thuộc Đông Kalimantan và có niên đại vào khoảng nửa sau thế kỷ IV, nằm trong số các bằng chứng sớm nhất về ảnh hưởng của Ấn Độ giáo tại Đông Nam Á. Đến thế kỷ XIV, Borneo trở thành một nhà nước chư hầu của Majapahit (có căn cứ tại đảo Java), sau đó chuyển sang quy phục Nhà Minh. Hồi giáo được đưa đến đảo vào thế kỷ X, theo chân các thương nhân Hồi giáo, những người này sau đó cải đạo cho nhiều người bản địa tại các khu vực duyên hải.

Vương quốc Brunei tuyên bố độc lập khỏi Majapahit vào giữa thế kỷ XIV. Trong thời kỳ hoàng kim từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, Brunei cai trị hầu như toàn bộ các khu vực duyên hải của Borneo (đảo được đặt theo tên quốc gia này do ảnh hưởng của nó) và một số đảo tại quần đảo Philippines.Trong thập niên 1450, Shari'ful Hashem Syed Abu Bakr, một người Ả Rập sinh tại Johor, đi từ Malacca đến Sulu. Năm 1457, ông lập ra Vương quốc Sulu; lấy hiệu là "Paduka Maulana Mahasari Sharif Sultan Hashem Abu Bakr". Sau khi Sulu độc lập khỏi ảnh hưởng của Brunei vào năm 1578, quốc gia này bành trướng quyền lực hàng hải của mình đến nhiều nơi thuộc miền bắc Borneo. Hai vương quốc cai trị miền bắc Borneo và có truyền thống mậu dịch với Trung Quốc thông qua các thuyền của nước lớn này.Mặc dù vậy, khu vực nội lục của Borneo vẫn không nằm dưới quyền lực của bất kỳ vương quốc nào.