Câu 14: Đâu là công trình kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ? A. Nhà hát Đi-ô-ni-xốt B. Đền Pác-tê-nông C. Vườn treo Ba-bi-lon D. Tượng vệ nữ thành Mi-lô Câu 15: Bản chất xã hội chiếm nô là gì? A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ. C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Câu 16: Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, La Mã có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà,? A. Dân chủ chủ nô B. Dân chủ tư sản C. Dân chủ nhân dân D. Dân chủ quý tộc Câu 17: Trong quốc gia cổ đại Hi Lạp, lực lượng nào được cho là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội? A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Kiều dân. D. Bình dân. Câu 18. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại? A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế. B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp Câu 19: Người Trung Hoa đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở đâu? A. Lưu vực sông Trường Giang B. Thượng lưu sông Hoàng Hà và Trường Giang C. Lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang D. Vùng ven biển Đông Nam Câu 20: Tại sao gọi chế độ nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại? A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. B. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương. C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao. D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ. Câu 21: Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa lần lượt là A. Gò Mun, Phùng Nguyên, Đồng Đậu B. Đồng Đậu, Gò Mun, Phùng Nguyên C. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun D. Gò Mun, Đồng Đậu, Phùng Nguyên Câu 22: Vì sao ở Ai Cập, Lưỡng Hà lại hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế? A. Cần có thủ lĩnh để tổ chức trị thủy, chống ngoại xâm. B. Địa hình bị chia cắt nhỏ nên mỗi vùng cần một thủ lĩnh. C. Hoạt động buôn bán cần người đứng đầu chỉ huy. D. Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp. Câu 23. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp Câu 24: Trung Quốc thống nhất dưới thời A. Nhà Tần B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Chu Câu 25: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là A. Nông dân tự canh B. Nông dân lĩnh canh (tá điền) C. Nông dân làm thuê D. Nông nô Câu 26: Câu nào sau đây không chính xác về nội dung? A. Sự mở đầu của triều Hán được tínht từ năm 206 TCN, khi nhà Tần sụp đổ và công quốc Hán được thành lập. B. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào khoảng năm 221 TCN C. Năm 581, Dương Kiên phế truất vị vua cuối cùng của Bắc Chu là Vũ Văn Xiển, lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Tùy. D. Nhà Thương được thành lập vào khoảng thế kỉ 15 TCN, tiếp nối tiều đại nhà Chu. Câu 27: Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Trung Quốc là A. Địa chủ, nô lệ B. Quí tộc, nông dân C. Địa chủ, tá điền D. Địa chủ, nông dân Câu 28: Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần đã áp dụng những chính sách gì trên cả nước? A. Chế độ đo lường B. Chữ viết và pháp luật C. Tiền tệ D. Cả 3 đáp án trên Câu 29: Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là: A. Vạn Lý Trường Thành B. Ngọ Môn C. Tử Cấm Thành D. Luy Trường Dục Câu 30. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển

1 câu trả lời

Gửi