Câu 12 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm (1918-1939) có những nét chung nổi bật nào? Câu 13 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì mới? Câu 14 Nêu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Câu 15 Em có nhận xét gì về kết cục và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Câu 16 Vì sao Liên xô tham gia chiến tranh lại làm cho tính chất chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi? Câu 17. Từ các cuộc chiến tranh thế giới, em có suy nghĩ gì?
2 câu trả lời
Câu 12: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm (1918-1939) có những nét chung nổi bật nào?
- Những nét chung
+ Phong trào phát triển mạnh, lan rộng khắp các khu vực
+ Giai cấp công nhân tích cực tham gia
+ Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng ở một vài nước.
Câu 13: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì mới?
- Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến CTTG thứ nhất:
+ Có sự tham gia tích cực của giai cấp công nhân.
+ Ở một số nước: các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng, ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam...
Câu 14: Nêu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì:
– Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc: các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bán, bị mất hết thuộc địa sau chiến tranh, tìm cách gây chiến để chia lại thị trường thế giới. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 15: Em có nhận xét gì về kết cục và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Câu 16: Vì sao Liên xô tham gia chiến tranh lại làm cho tính chất chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi?
Khi phát xít Đức tấn công và buộc Liên Xô phải tham chiến thì tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Vì bản thân cuộc chiến tranh chống lại phát xít Đức của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 17: Từ các cuộc chiến tranh thế giới, em có suy nghĩ gì?
Chiến tranh thứ II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất vfa tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( 60 người chết, 90 tr người bị thương, tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh, trong 1000 năm trước đó cộng lại )
Cuộc chiến này kết thúc dẫn đến nhiều biến đổi căn bản trong tình hình thế giới. Chiến tranh thế giới thứ II là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản dộng trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới trong lihcj sử thế giới hiện đại).
* CHÚC BẠN HỌC TỐT *
_chaoxin15124_
câu 12:
- hoàn cảnh: thắng lợi cách mạng tháng 10 nga năm 1917 và sự chiến tranh thế giới thứ nhất mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu á.
- những phong trào tiêu biểu :
+ phong trào ngũ tứ ở trung quốc 1919
+ phong trào đấu tranh nhân dân ấn độ dứi sự lãnh đạo của đảng quốc đạo do M.GAN-ĐI đứng đầu
- cuộc cách mạng nhân dân ở mông cổ 1921-1924 đưa tới việc thành lập cộng hòa nhân dân mông cổ
+ thắng lợi cảu cuộc chiến tranh giải phóng ở thổ nhĩ kì 1919-1922 đưa tới việc thành lập cộng hòa thổ nhĩ kì
câu 13
điều mới
+ các đảng cộng sảng được thành lập , giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu á như vn, tq
+ trong cao trào cách mạng này giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc
câu 14:
nguyên nhân
-mâu thuẩn sâu sắc giữa các đế quốc : đức , i-ta-li-a nhật bản
-hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
-chính sachs thỏa hiệp của anh, mĩ, pháp tạo điều kiện cho khối phát xích huy động chieens tranh
câu 15:
-theo tôi biết thì sau cuộc chiến tranh thế giớ thứ hai hậu quả của nó rất nặng có đến 60 triệu người chết và 90 triệu người bị thương và tàn tật ...nếu ta sống trong thời gian đó chắc hẳn ta sẽ rất hận chiến tranh vì đó chỉ là một cuộc chiến phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn cho kẻ đã gây ra nó không ai khác đó là bọn đức , chỉ vì lợi ích riêng mà gây ra một cuộc chiến phi nghĩa hại người lẫn của
câu 16:
vì khi phát xít đức tấn công liên xô phải tham chiến làm cho tính chất chiến tranh thay đổi . vì bản thân cuộc chiến tranh chống lại phát xít đức của liên xô là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc bảo vệ độc lập dân tộc và lãnh thổ
câu 17:
trong cuộc không ai thích chiến tranh nhất là các cuộc chiến phi nghĩa , bởi chiến tranh sẽ làm cho mọi nổ lực của chúng ta bị hủy diệt , mạng sống của con người sẽ bị đe dọa bởi vũ khí , khói lửa của bom đạn .