Câu 11:Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? Câu 12: Viết sơ đồ truyền máu? Nêu nguyên tắc truyền máu? Câu 13: Khi gặp một người bị thương chảy máu cần xử li như thế nào? Câu 14:Bố có nhóm máu A, có 2 đứa con, một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu 0.Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố? Câu 15; Nêu những biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại? + Tra mạng có chọn lọc, đúng với kiến thức Sinh lớp 8
1 câu trả lời
Đáp án:
Câu 11:Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu là:
Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan còn được gọi là chất sinh tơ máu. Trong tiểu cầu có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương giúp cho sự đông máu. Khi bị thương, tiểu cầu vỡ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion Ca ²+biến chất sinh tơ máu thành tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mậng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa.
Câu 12: Sơ đồ truyền máu:
(Hình ảnh)
- Các nguyên tắc truyền máu:
+ Truyền nhóm máu phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận.
+ Truyền máu không có mầm bệnh
+ Truyền từ từ
Câu 13: Khi nhìn thấy một người bị thương và đang chảy máu, hãy nhắc họ dùng tay bịt chặt vết thương hoặc bạn có thể dùng khăn hoặc mảnh vải để ép lên vết thương, điều này sẽ làm chậm quá trình chảy máu. Nếu vết thương vẫn không ngừng chảy máu và có dấu hiệu nặng thêm, ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 15:
Biện pháp:
+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý,...
+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
+ Không vận động quá sức
+ Thường xuyên luyện tập TD
+ Khi bị sốc hay bị stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ.
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu,...điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, đau khớp,...
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như: mỡ động vật, nhiều dầu.