Câu 11.Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A.Vận động hóa học B.Vận động cơ học. C.Vận động vật lí D.Vận động xã hội. Câu 12.Điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để được định nghĩa về sự phát triển. "Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng ….(1)… từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ. A.thay thế. B. bỏ qua. C. tiến lên. D.lên cao. Câu 13.Thế giới quan duy vật có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết vật chất. B.Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau. C. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. D. Ýthức và vật chất cùng xuất hiện và không có mối quan hệ với nhau. Câu 14. Vấn đề cơ bản của triết học A. là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động của con người. B. là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. C. là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. D. là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Câu 15.Phương pháp luận là A. học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới. B. học thuyết về phương án nhận thức khoa học. C.học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. D. học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học. Câu 16.Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A.Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. B. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. C.Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. D. Triết học Mác - Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. Câu 17.Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. giới tự nhiên và đời sống xã hộiB. giới tự nhiên và tư duy. C.đời sống xã hội và tư duy. D. thế giới khách quan và xã hội. Câu 18. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau. B.Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau. C. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau. D.Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt. Câu 19. Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách A. tìm bạn ấy để cãi nhau một trận cho bõ tức. B. tránh không gặp mặt bạn ấy. C. im lặng không nói ra. D. nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn. Câu 20.Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A.Thế giới tồn tại khách quan.B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Kim loại có tính dẫnD. Giới tự nhiên là cái sẵn có. Câu 21. Mặt đối lặp là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng A. không đồng đều. B. khác nhau. C. triệt tiêu nhau. D. trái ngược nhau. Câu 22. Triết học nghiên cứu những vấn đề A. lớn nhất của thế giới. B. chung của thế giới. C. chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.D. lớn của thế giới. Câu 23. Để chất mới ra đời, nhất thiết phải A. tích lũy dần dần về lượng.B. tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. C. tạo ra sự biến đổi về lượng.D. tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng. Câu 24. Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng là A. triết học. B. phương pháp luận biện chứng. C. thế giới quan. D. phương pháp luận siêu hình. Câu 25. Nội dung nào dưới đây sai khi nói về phủ định biện chứng? A. Phủ định biện chứng tạo tiền đề cho sự phát triển. B. Phủ định biện chứng đảm bảo cho sự vật, hiện tượng phát triển liên tục. C. Phủ định biện chứng chấm dứt sự phát triển. D. Phủ biện chứng có tính khách quan
1 câu trả lời
11. D.
12. C.
13. C.
14. D.
15. C.
16. C.
17. A.
18. B.
19. D.
20. C.
21. D.
22. C.
23. B.
24.B.
25. C.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm