Câu 1: Xác định các mỏ khoáng sản lớn nhất nước ta? Nêu nhận xét? Câu 2: Chứng minh rằng nước ta là một nước giàu tài nguyên khoáng sản? Câu 3: Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử phát triển lãnh thổ VN? Các khoáng sản được hình thành? Câu 4: Nhận xét về mối quan hệ giữa địa chất và khoáng sản?

2 câu trả lời

Câu 1: 

Các mỏ lớn: than ở Quảng Ninh, sắt (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và bôxit (Cao Bằng), apatit (Lào Cai), đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

- Thuận lợi :

+ Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta với các loại khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, đá vôi.

+ Vùng than Quảng Ninh có trữ lượng và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.

+ Tây Bắc có 1 số mỏ khá lớn như mỏ đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

+ Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt ở Yên Bái, kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai)…

+ Khoáng sản phi kim đáng kể có apatit (Lào Cai). 

=> Cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp.

- Hạn chế :

+ Các khoáng sản phân bố rải rác, không tập trung đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao.

+ Giao thông vận tải chưa phát triển gây khó khăn cho việc vận chuyển.

Câu 2: 

Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

Câu 3: 

1. Giai đoạn Tiền Cambri
– Cách đây 570 triệu năm
– Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ
– Có một số mảng nền cổ
– Sinh vật rất ít và đơn giản
– Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp.
– Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần.
– Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng
– Đặc điểm nổi bật: phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
– Cách đây 25 triệu năm
– Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt.
– Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.

Các khoáng sản được hình thành:

Dựa vào nguồn gốc phát sinh, người ta phân thành 2 loại mỏ khoáng sản: các mỏ khoáng sản nội sinh và các mỏ khoáng sản ngoại sinh. Các mỏ nội sinh và ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý. Tuy nhiên, quá trình hình thành của các loại mỏ này khác nhau.

Mỏ nội sinh được hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ.

Mỏ ngoại sinh được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trống cùng với các loại đá trầm tích.

Câu 4: 

Địa chất học là một nhánh trong khoa học Trái Đất, là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của manti.Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác

câu 1:các mỏ hoáng sản lớn nhất vn là:than đá,dầu khí,apatit,đất hiếm,đá vôi,quặng titan

n.xét:chủ yếu là các mỏ khoáng sản cần thiết

câu 2:cm:hiện tại,vn đã có 5000 điểm tụ tập quặng và tụ khoáng sản của 60 loại khác nhau

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước