Câu 1: Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm? Câu 2: Giải thích câu ca dao, tục ngữ đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, Ngày tháng 10 chưa cười đã tối? Câu 3: Ngày 22/6 , Mặt Trời chiếu vuông góc vào vị trí nào trên Trái Đất? Câu 4: Cách xác định tọa độ địa lí và cách xác định phương hướng trên bản đồ?
2 câu trả lời
1/Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục... Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
2/Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài, đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.
3/mặt trời chiếu vuông góc với chí tuyến bắc rồi di chuyển về phía xích đạo
4/Cách xác định phương hướng trên bản đồ: - Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ. + Đầu bên phải và của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây. + Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới chỉ hướng nam
cau 2. vi thang 5 am lich ngay dai dem ngan thang muoi am lich ngay ngan dem dai