Câu 1 :Vì sao năm 1917 ở nước Nga có 2 cuộc cách mạng đánh giá ý nghĩa về lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 Câu2 : trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất qua đó em thấy chúng ta cần có trách nhiệm gì để góp phần giữ gìn hòa bình thế giới Cáu 3 : Trình bày hiểu biết của em về những hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đến 1933 gây ra

2 câu trả lời

c1

Năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng vì:

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) . Tuy nhiên, cùng lúc ấy, tại nước Nga tồn tại 2 chínyh quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

b,

Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

 Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

c2 

trong sgk cs nha

các cuộc ctranh đặc biệt là chiến tranh tg đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề vì vậy cta cần bảo vệ hòa bình tg và đó là trách nhiệm chung của toàn nhân loại 

thế giới hiện nay đg đứng trc nhìu nguy cơ lớn như tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các nước quốc gia , .. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải thoát các giai cấp bằng sức mạnh đoàn kết sử dụng các biện pháp hòa bình ngồi vào bàn cùng thương lượng đàm phán , tránh xung đột vũ khí , sd luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình ,....

tuyên truyền ...

c3

Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

học tốt



cau1

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

câu3

*Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933):

-Đây là cuộc khủng hoảng "thừa" do sản xuất ồ ạt chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929, dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua

-Một số nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp,...tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội 

-Các nước Đức, Ý, Nhật thì phát xít hóa bộ máy cai trị và phát động chiến tranh phân chia thế giới.

Hậu quả: 

-Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản:

+Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm

+Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ 

 mình ko biết câu 2 , chúc bạn hoc tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
1 phút trước