Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Câu 2: Nêu hiểu biết của em về tục gói bánh chưng (nguyên liệu, cách gói, ý nghĩa). Câu 3: Tóm tắt câu chuyện Mỵ Châu- Trọng Thủy.

2 câu trả lời

Câu 1:

(Hình)

Câu 2:

- Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.

- Tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.

- Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Câu 3:

An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, khởi công xây thành, nhiều lần thất bại. Nhờ rùa vàng giúp đỡ, An Dương Vương đã xây được thành và chế nỏ giữ nước. Triệu Đà nhiều lần tấn công nhưng thất bại, đã đùng mưu kế: cầu hôn Mị Châu - con gái An Dương Vương cho con trai là Trọng Thủy. Trọng Thủy ở rể, thực hiện âm mưu tráo nỏ thần. Triệu Đà cất binh sang xâm lược, cậy có nỏ thần, An Dương Vương chủ quan dẫn đến mất nước. Cuối cùng nhà vua cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phía biển đông, cầu cứu rùa vàng. An Dương Vương nghe theo lời rùa vàng, rút gươm chém Mị Châu, cầm sừng tê giác theo rùa vàng rẽ nước xuống biển. Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Xác nàng được Trọng Thuỷ đêm về mai táng ở Loa Thành, Trọng Thuỷ thương nhớ Mị Châu, sau đó cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem về giếng ấy mà rửa thì ngọc càng thêm sáng.

Chúc bn học tốt!

Cho mình xin hay nhất nha!

Bạn tham khảo nha!

Câu 1: (Như hình vẽ nha)

Câu 2:

Vào đời Vua Hùng thứ 6, dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và nói rằng: “Ai tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Trong khi các hoàng tử lên rừng, xuống biển tìm các của ngon, vật quý dâng cha. Thì Lang Liêu, hoàng tử thứ 18 khi được thần nhân mách bảo, đã làm ra hai loại bánh độc đáo, lạ lẫm từ gạo nếp.  Bánh Chưng tượng trưng cho Đất, hình dáng vuông vắn, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đỗ xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín, thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Nguyên liệu để làm món bánh này: Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, muối, hạt nêm, hạt tiêu, một bó lạt tre mềm, lá dong.

Câu 3:

Trọng Thủy (con trai Triệu Đà). Triệu Đà mấy lần cất quân sang đánh Âu Lạc đều bị thua, lấy cớ hòa hiếu, đưa Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu,  để dò thám bí mật của kẻ thù. Khi lấy được lòng tin của Mị Châu. Trọng Thủy lừa nàng để đánh tráo nỏ thần đem về nước cho vua cha. Lúc từ biệt, Trọng Thủy còn hỏi vợ, nếu có binh biến giữa hai nước thì phải làm sao. Mị Châu nói sẽ rắc lông ngỗng để tìm nhau. Triệu Đà nhờ có nỏ thần, đã đánh bại quân An Dương Vương. Khi Mị Châu cùng cha chạy trốn ra Biển Đông, Trọng Thủy đã tìm dấu lông ngỗng để đuổi theo. Thấy xác Mị Châu trước biển, Trọng Thủy ôm về an tang. Lúc tắm, Trọng Thủy nhìn thấy bóng Mị Châu dưới giếng nước, bèn lao đầu xuống giếng rồi chết. Tương truyền, khi người đời sau lấy ngọc do máu của Mị Châu hóa thành, đem rửa vào nước giếng đó thì ngọc trở nên sáng đẹp vô cùng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm