câu 1 : Từ 1945 đến nay quan hệ quốc tế có những điểm gì nổi bật ? Vì sao mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1991 và chuyển từ đối đầu sáng đối thoại caau3 : Trình bày hoàn cảnh nhiệm vụ nguyên tắc của LHQ. Mối quan hệ của LHQ với VN câu 4: Trình bày các xu hướng phát triển của thế giới ngày nay. Thời cơ và thách thức của dân tộc trên thế giới câu 5: Những biểu hiện của tình trạng chiến tranh lạnh và hậu quả của nó ? ( Khái niệm trước )
2 câu trả lời
Câu 1 : - (Hình ảnh đính kèm)
- mối quan hệ quốc tế từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay có xu hướng chuyển dần sang đối thoại và hợp tác. Xu thế đối thoại hợp tác cùng tồn tại hòa bình đang dần dần trở thành xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế tuy nhiên chưa phải chấm dứt tình trạng gay gắt, đối đầu và xung đột trong quan hệ quốc tế.
- Sự nghiệp bảo vệ hoà bình, mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, đang ngàycàng tiến triển, mặc dù nguy cơ chiến tranh chưa phải là đã chấm dứt, nhưng xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn cuộc chiến tranh huỷ diệt, bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh của nhân loại.
Câu 3 :
Nguyên tắc hoạt động: Gồm 5 nguyên tắc:
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
+ Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc:- Việt Nam là thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. - Ngày 16/10/2007, Việt Nam lần đầu tiên trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kì 2008 - 2009 với số phiếu tán thành 96%.
Câu 4 :
-Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm. - Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với biết bao sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận hội và thắp sáng những hi vọng tương lai, lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và những lo lắng bất an. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận hết sức khoa học về tình hình thế giới hiện nay, từ đó đưa ra những chủ trương và cách thức để tận dụng cơ hội cũng như để vượt qua những thách thức không hề nhỏ.
Câu 5 :
1. Biểu hiện:
* Mĩ và các nước đế quốc:
- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
2. Hậu quả:
- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
- Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
Vote và cảm cho mình nha
Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
* Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.