Câu 1. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì? A. Khí ôxi và chất thải B. Khí cacbônic và chất thải C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng Câu 2. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến A. cơ quan sinh dục. B. cơ quan hô hấp. C. cơ quan tiêu hoá. D. cơ quan bài tiết. Câu 3. Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? A. Hệ tiêu hoá B. Hệ hô hấp C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn Câu 4. Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh? A. Ăn nhiều tinh bột. B. Uống nhiều nước. C. Rèn luyện thân thể. D. Giữ ấm vùng cổ. Câu 5. Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây? A. Uống nhiều nước có gas. B. Sử dụng áo chống nắng, và đeo khẩu trang khi ra đường. C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt. D. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển. Câu 6. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ? A. 4 cấp độ. B. 3 cấp độ. C. 2 cấp độ. D. 1 cấp độ. Câu 7. Cho các mô tả 1. Dãn mạch máu. 2. Run. 3. Vã mồ hôi. 4. Sởn gai ốc. Khi lao động nặng, cơ thể sẽ tỏa nhiệt bằng cách nào? A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 3, 4 Câu 8. Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt? A. Hệ bài tiết. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ sinh dục. D. Hệ thần kinh. PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? Câu 2. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài diễn ra như thế nào? Câu 3. Nêu phương pháp phòng chống nóng lạnh.

2 câu trả lời

Đáp án:

 1. C

2. D

3. D

4. C

5. D

6. C

7. A

8. D

PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN

- Khác nhau:

Đồng hóa

Dị hóa

- Tổng hợp các chất hữu cơ 

- Tích luỹ năng lượng

- Phân giải các chất hữu cơ 

- Giải phóng năng lượng

- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại

+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.

+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.

Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

- Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.

Câu 3 :

Chế đô ăn uống phù hợp giữa từng mùa

mùa hè : - Đội mũ nón khi đi ra đường.

               - Lao động mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.

mùa đông : - Giữ ấm cổ, tay, chân, ngực

                     - Rèn luyện tập thể dục thể thao hợp lý để tăng sức chịu đựng cho cơ thể

                     - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1 c                                                            7 c

2 d                                                              8 d

3d

4c

5 d

6c

mình không có thời gian lm phần tự luận bạn thông cảm nhé  

                                                                chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm