Câu 1 Trong phát triển kinh tế Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì? Vì sao sản xuất nông nghiệp Ấn Độ không ngừng phát triển Câu 2 Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế khu vực Tây Nam Á. Câu 3 Trình bày các đặc điểm của sông ngòi và các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á. Câu 4: Nêu đặc điểm chính của địa hình châu á? Câu 5.Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Nhật Bản năm 2010. (Đơn vị %) Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 1,1 27,5 71,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Nhật Bản b. Phân tích bảng số liệu và biểu đồ? c. Giải thích vì sao Nhật Bản lại có cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế như vậy?

1 câu trả lời

Câu 2: 

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục.

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.

Câu 3:

Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
  • Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân

Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á

Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng: 

- Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

- Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

- Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.

- Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.

- Đài nguyên: Bắc Á.

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.
Câu 4:

Đặc điểm địa hình

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm.

+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây/gần đông - tây, bắc - nam/gần bắc - nam => Địa hình chia cắt phức tạp.

+ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

- Nhiều đồng bằng rộng lớn: ĐB. Tây Xibia, ĐB. Hoa Bắc, ĐB. Ấn Hằng,...
Câu 5:

Câu hỏi trong lớp Xem thêm