Câu 1 : Trong các nội dung cải cách Duy tân Minh Trị, cải cách nào quan trọng nhất ? Vì sao ? Câu 2 : Qua cuộc Duy tân Minh Trị, em học tập được gì ? Hãy nêu các biện pháp góp phần xây dựng đất nước hiện nay. Câu 3 : Qua kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy nêu các biện pháp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
2 câu trả lời
Câu 1:
trong các ND cải cách, cải cách giáo dục là quan trọng nhát vì nhờ có cải cách trong giáo dục, mà Nhật Bản nhanh chóng học tập được các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Nhật Bản với các nước. Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển kinh tế nhanh chóng.
Câu 2:
Qua cuộc Duy tân Minh Trị, chúng ta thấy:
1. Vai trò to lớn của Thiên hoàng Minh Trị - người đứng đầu đất nước Nhật Bản có tầm nhìn xa trông rộng.
2. Biện pháp góp phần xây dựng đất nước:
- Chăm chỉ học tập và làm những việc có ích tủy theo lứa tuổi để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- nêu gương người tốt, việc tốt để cổ vũ lối sống đẹp, sống có ích.
Câu 3:
Biện pháp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình:
- Các quốc gia cần tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế.
- Đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
- đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại hay phá hoại nền hòa bình.
* Hoàn cảnh:
- Cứu nước tư bản phương Tây can thiệp vào Nhật Bản
- Chế độ phong kiến suy yếu
* Nội dung:
- 1/1868: Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cánh
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xoá bỏ độc quyền của giai cấp phong kiến
+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Chính trị, xã hội:
+ Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
- Giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
+ Chú trọng giảng dạy khoa học kĩ thuật
+ Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây
- Quân sự:
+ Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây
+ Chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh
+ Chú trọng sản xuất vũ khí và đóng tàu
* Kết quả:
- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
- Phát triển thành một nước công nghiệp
* Tính chất:
- Cuộc cách mạng tư sản không triệt để